DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN THÁNH - KHỔNG MIẾU TAM KỲ

Thứ năm - 05/10/2023 03:14
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN THÁNH - KHỔNG MIẾU TAM KỲ
Di tích kiến trúc nghệ thuật Văn Thánh - Khổng Miếu:
  Hiện tại di tích Văn Thánh - Khổng Miếu tọa lạc trên khu đất có diện tích hơn 7.477,4 m2 nằm bên cạnh đường Phan Bội Châu, thuộc khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ, đây là nơi thờ Đức Khổng tử, người đặt nền móng Nho gia, theo tư tưởng “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, là nơi tôn vinh các vị học rộng tài cao có công giúp dân giúp nước. Đây là một phần quần thể kiến trúc lịch sử văn hóa nghệ thuật độc đáo, hội tụ đầy đủ những nét truyền thống văn hóa dân gian, dân tộc có niên đại hơn 300 nămTheo tài liệu sưu tầm được cũng như nội dung còn lưu lại trên bia đá, bia gỗ tại Văn Thánh- Khổng Miếu, để tỏ lòng thành kính Đức Khổng Tử và có nơi để tổ chức các lớp huấn học về tư tưởng nho giáo, cũng như tôn vinh các vị học rộng tài cao có công giúp dân, giúp nước. Khoảng đầu năm 1840 các quan viên, chức sắc, nhân sĩ địa phương đã kính đơn lên huyện Hà Đông xin được đóng góp công sức và tiền bạc xây dựng khu Văn Miếu. Ngày 14 tháng 6 năm 1840, thời vua Minh Mạng thứ 21, là ngày khởi công xây dựng Văn miếu đầu tiên tại xã Chiên Đàn (nay là trường THCS Trần Phú, huyện Phú Ninh). Đến ngày 20 tháng 01 năm Tân Sửu (1842) khánh thành.
          Trải qua nhiều biến cố lịch sử chiến tranh và sự tàn phá của thiên nhiên, nên khu Văn Miếu tại xã Chiên Đàn đã nhiều lần xuống cấp và được trùng tu lại, nhưng đến khoảng năm 1945 thì khu Văn Miếu hầu như bị xuống cấp và hư hỏng hoàn toàn, thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, các quan viên, chức sắc, nhân sĩ thời bấy giờ lại một lần nữa kính đơn lên huyện Hà Đông xin được đóng góp công sức và tiền bạc để trùng tu, phục dựng lại khu Văn Miếu và di dời khu Văn miếu vào hướng nam khoảng 2 km, thuộc làng Mỹ Thạch, xã Kỳ Hương, tỉnh Quảng Tín (cũ) (nay là Kp Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Lễ khởi công xây dựng khu Văn miếu tại vị trí mới này vào tháng 5 năm 1963 đến tháng 6 năm 1970 hoàn thành, các hạng mục được trùng tu, phục dựng: Miếu chính, tháp chuông, tháp trống theo nguyên trạng và lấy tên là Khổng Miếu. Đến sau năm 1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, di tích có tên đầy đủ là Văn Thánh- Khổng Miếu cho đến nay.  Ngày nay di tích Văn Thánh Khổng Miếu đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di tích KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT cấp quốc gia vào năm 2006. Lối vào chính của di tích Văn Thánh – Khổng Miếu. là cổng Tam Quan có 02 dạng: Cổng tứ trụ và cổng được thiết kế theo kiểu thanh ngang, cổng thiết kế theo kiểu thanh ngang thường gặp tại các kiến trúc chùa. Cổng Tam quan tại Văn Thánh – Khổng Miếu là cổng tứ trụ được dựng bởi 04 trụ biểu thẳng đứng, hình chữ nhật, hai trụ cao đứng ở giữa, hai trụ thấp hơn ở hai bên, trụ cao nhất khoảng 10m.  Hai trụ ở chính giữa, trên đỉnh mỗi trụ có đắp 02 búp sen chớm nở  hướng lên trời, nhìn tổng thể hình dáng cây trụ giống như 2 cái bút lông viết lên nền trời xanh. Ở phần trên có 4 mái hạ và 4 mái thượng được trang trí các loại hoa cách điệu; có hoa văn đắp nổi, đắp chìm bằng sành sứ, ở 4 đầu đao của 4 mái được trang trí bằng 4 đám mây hóa rồng cẩn sứ xanh, có một khoảng trống nhỏ nằm ở giữa hai mái của mỗi trụ có cẩn chữ Thọ cách điệu.
Hai trụ thấp hơn ở 2 bên trên đỉnh trụ có gắn hình 02 con nghê cách điệu, cẩn sành. Theo quan niệm của tâm linh thì con nghê là con vật linh thiên, có thể nhận biết kẻ gian, người thiện. Do đó, đặt Nghê ở vị trí này giúp bảo vệ và trấn an cho cả khu di tích.
* Hai trụ hai bên: (Cổng phụ)        
- Mặt trước: (Nhìn từ ngoài vào)        
Chân đạo nhi hành, trấp cận đường, nhân cận ốc
Khiết kỳ dĩ tiến, tôn sở văn hành sở tri.
- Mặt sau: (Nhìn từ trong ra)
Đạo đức lễ nghĩa chi môn, quân tử sở lý, tiểu nhân sở thị
Văn vật thanh danh chi địa, đại du thị kinh, tuyên dân thị trình
(Dòng dõi đạo đức lễ nghĩa, người quân tử coi đấy là lý lịch, kẻ tiểu nhân xem như điều trông thấy
Vùng đất văn vật danh tiếng, người có chí lớn thường qua, người dân xưa thì hẹn)
* Hai trụ chính giữa: (Cổng chính)
- Mặt trước: (Nhìn từ ngoài vào)
Quảng nhi cầu chi, cối trạch hạnh đàn, sư biểu vạn thế
Tín bất vu hỹ, kỳ sơn lễ thủy văn hiến thiên nhiên
- Mặt sau: (Nhìn từ trong ra)
Chánh mẫn đạo hành tiêu cổn thường tồn vạn thế trạch
Thi ngôn chưng huấn cổ kim trường tác du nhân chúc
Tiếp đến là hồ bán nguyệt và cây cầu vòng. Cầu uốn cong bắt qua hồ bán nguyệt. Cây cầu được xây bằng đá, nền lát gạch, hình dáng bên ngoài cong, có thành lan can được trang trí bằng những ô đúc hình dọc được gắn liên tiếp với nhau khá công phu. Xung quanh cầu là hồ Bán Nguyệt, bờ hồ được kè bằng đá hộc giúp ngăn chặn việc sạc lỡ mỗi độ nước lớn, ngoài ra hồ còn mang lại hơi nước, tạo nên không khí tươi mát cho Văn thánh. Điều đặc biệt hơn, khi trời nắng, lúc mặt trời ngã bóng, hình dáng hai trụ chính của cổng Tam Quan ngã bóng xuống hồ bán nguyệt liền kề giống như ngòi bút chạm vào nghiêng mực đầy.
 Hồ bán nguyệt được thiết kế liền kề ngay cổng chính này còn mang ý nghĩa như một chiếc gương trời, để chúng ta soi mình và chỉnh sửa lại trang phục cũng tâm ý trước khi vào bên trong khu di tích tế lễ. Khi chúng ta đi qua chiếc cầu này là đến là sân đình, với khoảng không gian thoáng đãng, nền lót gạch sạch đẹp theo hình bàn cờ. Đây là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội, hội  họp, thi họa, thi cờ làng, cờ người, ... . Đặc biệt, vào dịp lễ hội tháng Giêng hàng năm thường diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội Đêm thơ Nguyên Tiêu, các đêm hô hát dân ca bài chòi mang đậm bản sắc dân ca xứ Quảng. Hay vào dịp tháng 7 (âm lịch) hàng năm tổ chức phát thưởng giải thưởng Phan Chu Trinh, đây là giải thưởng cao nhất của thành phố Tam Kỳ về khuyến học. Hai bên sân đình này là hai ngôi nhà cổ dân gian (phục dựng năm 2011) với kiến trúc nhà truyền thống 3 gian 2 chái, mái lợp ngói âm dương phiên bản, cấu kiện gỗ kiền kiền với những đường nét chạm khắc tinh xảo, những hình dáng đắp nổi. Tất cả điều được thể hiện khéo léo qua bàn tay của những nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, Hội An.  Ngày xưa, ngôi nhà cổ dân gian này được sử dụng vào dịp tế lễ hằng năm. Đây là nơi chuẩn bị lễ vật bày biện các lễ nghi trước khi đưa vào chánh điện để tiến hành lễ, là nơi tín hữu dừng chân trước khi tiến hành lễ. Ngày nay, nơi đây còn dùng để hội họp, đồng thời trưng bày một số nội dung, hình ảnh về thân thế, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử, những tấm gương hiếu học thành tài của người Hà Đông xưa - Tam Kỳ nay. kế bên nhà Cổ là cây cốc có niên đại trên 300 năm tuổi, theo các bậc tiền bối sống quanh khu vực này kể lại thì khi di dời khu Văn miếu về đây, cây cốc này đã tồn tại và đã cao lớn. Liền kề với hai ngôi nhà cổ dân gian là 2 dãy nhà cầu lợp ngói âm dương (phục dựng năm 2011). Kiến trúc của 2 dãy nhà này không có tường rào che chắn, toàn bộ khung nhà được chống đỡ bằng 16 trụ làm bằng gỗ kiền kiền, nhà cầu dùng để che nắng, mưa cho những chức sắc, người dân đến tế lễ vật vào miếu chính, cũng như nhân dân đến xem hội dân gian cờ tướng, cờ làng, cờ người, hô hát bài chòi, dân ca dân vũ.... Chính giữa Sân là bức bình phong được phục dựng lại vào đầu tháng 9/2021 đến nay đã hoàn chỉnh. Tấm bình phong với hình tượng con Long mã ở giữa, hai bên là 02 con nghê được cẩn sành sứ rất tỉ mỹ mang ý nghĩa như là vật che chắn phong thủy, dùng để ngăn chặn những gì xui xẻo, cũng như thể hiện sự kính trọng đối với các vị được thờ trong chánh điện. nhìn về phía bên trái đây là tháp chuông và bên phải đoàn mình là tháp trống. Về kiến trúc cả hai tháp đều có hình dáng hai tầng, mái được thiết kế đối xứng, lợp bằng ngói âm dương, tại mỗi đầu đao của mái được trang trí những dãy mây hóa rồng cẩn bằng sứ, phía trên đỉnh mái được trang trí bằng chim phụng dâng hoa ở thế đang bay, miệng ngậm búp sen. phía trên đỉnh mái được trang trí hình chim phụng là bởi loài chim phụng là biểu tượng cho đức hạnh và vẻ duyên dáng, phụng hoàng cũng biểu tượng cho sự hòa hợp âm dương, theo truyền thuyết thì hình ảnh chim phụng hoàng xuất hiện đem lại sự hòa bình và thịnh vượng. Ngoài ra, hình ảnh chim phụng ở đây được trang trí theo thuyết âm dương. Tháp trống là dương biểu tượng cho chim trống, tháp chuông là âm biểu tượng cho chim mái. Bước vào bên trong ngôi nhà chính (miếu chính), Miếu thờ chính được xây dựng theo lối kiến trúc 3 gian 2 chái, trên mái trang trí hình “nhị long tranh châu”, bốn góc mái có gắn hình tượng những đám mây cách điệu, trước hai đầu bậc cấp vào Miếu cũng như hệ thống cột tròn chính giữa của Miếu ở mái hiên trước đều được trang trí hình rồng, hai cột giữa đắp hai con rồng uốn lượn theo hình tròn của cột đầu, mình, vảy được tô vẽ màu rực rỡ sắc sảo, hai đầu bậc cấp đắp hai con rồng với tư thế chồm tới mạnh mẽ, thân rồng đắp bằng xi măng, có cẩn mảnh sành. Tất cả các tạo hình con rồng tại khu Văn Thánh – Khổng Miếu này như chúng ta thấy đều được cẩn sành sứ và đây chính là nghệ thuật chịu ảnh hưởng của thời Nguyễn, mặc dù lối kiến trúc công trình được xây dựng từ thời vua Minh Mạng (Khải Định (1916 – 1925). Tại đây có 2 câu đối:
“Truyền văn ước lệ, thệ môn tạp ngôn
Nhập ốc thăng đường, tuần tự nhị tiến”
(Truyền nền văn, giữ điều lễ, rời bỏ nơi nói lời tạp ngôn
Vào trong nhà, bước lên sảnh, cứ tuần tự mà đi đến)
          Ý nghĩa của 2 câu đối này muốn nhắn gửi đến chúng ta: Đây là chốn linh thiên, khi bước vào bên trong nên giữ diều lễ, ăn nói nhẹ nhàng, không nói lời thô tục và cứ lần lượt từng người mà bước vào, không chen lấn.
Khung nhà chính điện được làm chủ yếu bằng gỗ mít và được chống đỡ bằng Hệ thống những cây cột tròn đặt trên các đá táng có hình thức trang trí. Các trính, xuyên, xà gỗ liên kết với nhau rất khít, các đầu cột được liên kết với nhau bằng kèo tam đoạn, các đầu và đuôi kèo được chạm rồng cách điệu, thân kèo uốn lượn mềm mại, phần trụ trốn đỡ kèo nóc giao nguyên, đế con tôm khắc chữ thọ, đuôi trính ở hai đầu đều chạm rồng tất cả đều được chạm khắc tinh xảo. Tất cả những điêu khắc, chạm trỗ tinh xảo này đều do các nghệ nhân làng mộc Vân Hà thể hiện. Chính điện và hậu  điện, kiến trúc  cũng theo lối 3 gian 2 chái, được liên kết với nhau bằng xuyên và xà. Hậu điện được bài trí điện thờ bao gồm gian chính giữa thờ đức Khổng Tử tư thế chắp tay vào nhau như đang giảng đạo. Tiếp theo 2 bàn thờ các vị Tiên triết là 02 học trò xuất sắc nhất của Khổng tử, bàn thờ các vị Tiên hiền (Bên phải), cuối cùng là bàn thờ các vị Tiên nho (bên trái) là các vị khoa bảng xuất sắt nhất của đất Hà Đông xưa.
Khổng Tử sinh năm 551 TCN, mất năm 479 TCN tại Ấp Trâu, làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ. Tên thật là Khâu, tự là Trọng Ni. Ông là nhà chính trị, nhà giáo dục nổi tiếng cuối Xuân Thu và là người sáng lập của học phái Nho gia. Năm 21 tuổi, Ngài giữ chức Ủy lại rồi Ty chức và cuối cùng là Nhiếp tướng sự. Sau đó, Ngài từ quan và đi chu du khắp các nước chư hầu suốt 14 năm liền. Sau thời kỳ ấy, Ngài về quê nhà dạy học và soạn sách. Tổng số học trò của Ngài lên đến trên 3000 người, trong đó 72 người được liệt vào bậc hiền đức. Ông là người đặt nền móng Nho gia, theo tư tưởng “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Tư tưởng của Khổng Tử được chế độ phong kiến và nhân dân tôn sùng.

Architectural and Artistic Heritage of Van Thanh - Khong Mieu Temple
The Van Thanh - Khong Mieu Temple is a historical and cultural architectural complex situated on a land area of over 7,477.4 square meters, located near Phan Boi Chau Street in My Thach Bac Ward, Tan Thanh Ward, Tam Ky City. This site is dedicated to the worship of Duc Khong Tu, the philosopher who laid the foundation for Confucianism, with the principles of "benevolence, righteousness, propriety, wisdom, and faith." It honors scholars and intellectuals who contributed to the betterment of society and the nation. This complex is a unique historical and cultural architectural ensemble, embodying the rich traditions of folk culture and the nation, with a history of more than 300 years. According to the collected documents and the remaining inscriptions on stone tablets and wooden plaques at Van Thanh Khong Mieu Temple, these artifacts serve as a means to express reverence for Duc Khong Tu and provide a place to conduct educational classes on Confucian thought. They also serve as a way to honor accomplished scholars who have contributed to the well-being of the people and the nation. Around the beginning of 1840, local officials and scholars submitted a request to the Hà Đông district to contribute their efforts and funds to construct the Van Mieu complex. On June 14, 1840, during the reign of King Minh Mang, the construction of the first Van Mieu (Temple of Literature) began in Chien Dan Commune (now Tran Phu secondary school, Phu Ninh District) and was inaugurated on January 20, 1842.

Over the years, due to historical conflicts and natural disasters, the Van Mieu complex in Chien Dan faced multiple deteriorations and renovations. However, around 1945, the complex had significantly deteriorated and was in ruins. In response to the local community's wishes, officials, and scholars of the time once again requested permission from Hà Đông district to contribute their efforts and funds to restore and relocate the Van Mieu complex approximately 2 km to the south, in My Thach Village, Ky Huong Commune, Quang Tin Province (now My Thach Bac, Tan Thanh Ward, Tam Ky City, Quang Nam Province). The groundbreaking ceremony for the new Van Mieu complex took place in May 1963 and was completed in June 1970. The restoration included the main temple, bell tower, and drum tower, which were named Khong Mieu. After 1975, following the complete liberation of Southern Vietnam, the complex was known as Van Thanh - Khong Mieu. Today, Van Thanh - Khong Mieu has been recognized by the Ministry of Culture, Sports, and Tourism as a national-level ARTISTIC ARCHITECTURAL heritage site since 2006. The main entrance to Van Thanh - Khong Mieu is the Tam Quan gate, which comes in two forms: four-pillar gates and gates designed with horizontal bars, commonly seen in temple architecture. The Tam Quan gate at Van Thanh - Khong Mieu is a four-pillar gate, consisting of four upright rectangular pillars, with two taller pillars in the center and two shorter ones on either side, with the tallest pillars reaching approximately 10 meters. The two center pillars each have two budding lotus flowers pointing towards the sky at their tops, resembling two writing brushes touching the blue sky. At the top, there are four lower and four upper roofs adorned with decorative patterns of stylized flowers. Raised and recessed patterns made of porcelain are seen on the gate, and there is a small empty space in the middle of each roof with the stylized word "Thọ" (Longevity).

The two shorter side pillars are adorned with stylized “nghê” (mythical lion-like creatures) figures, also made of porcelain. In spiritual belief, “nghê" is a celestial creature capable of discerning between good and evil, providing protection and tranquility to the site.

Two side gates:
  • Front side (From outside in):
"Chân đạo nhi hành, trấp cận đường, nhân cận ốc
Khiết kỳ dĩ tiến, tôn sở văn hành sở tri."
 
  • Back side (From inside out):
"Đạo đức lễ nghĩa chi môn, quân tử sở lý, tiểu nhân sở thị
Văn vật thanh danh chi địa, đại du thị kinh, tuyên dân thị trình."
These inscriptions emphasize the importance of ethics, rituals, and virtue, highlighting the significance of culture and knowledge in the history of Hà Đông.
Main gate:
  • Front side (From outside in):
“Quảng nhi cầu chi, cối trạch hạnh đàn,sư biểu vạn thế
Tín bất vu hỹ, kỳ sơn lễ thuỷ văn hiến thiên nhiên:
  • Back side (From inside out):
“Chánh mẫn đạo hành tiêu cổn thường tồn vạn thế trạch
Thi ngôn chưng huấn cổ kim trường tác du nhân chúc"

Next are the crescent moon pond and the curved bridge. The bridge gracefully spans the crescent moon pond, constructed with stone and paved with bricks. Its curved design is adorned with a balustrade featuring intricately crafted vertical panels linked together with great craftsmanship. Surrounding the bridge is the crescent moon pond, with stone embankments to prevent flooding during heavy rains. Additionally, the pond provides a serene and refreshing atmosphere to the Van Thanh complex. Notably, when the sun shines, the shadows of the two central pillars of the Tam Quan gate are reflected onto the crescent moon pond, resembling two brushes dipped in ink.

The crescent moon pond is strategically located next to the main gate, symbolizing a celestial mirror that allows visitors to reflect on their attire and inner thoughts before entering the sacred area. Upon crossing this bridge, one enters the temple courtyard, a spacious area with a chessboard-like patterned brick floor. This is where cultural and festive activities, meetings, poetry competitions, village chess, folk chess, and folk singing performances take place. During the Lunar New Year celebration, various cultural and folk activities with a distinct local flavor occur, including the Night of Nguyen Tieu poetry, traditional folk singing, and the Bai Choi game, which is deeply rooted in Quang culture. Additionally, in July (Lunar calendar) each year, the Phan Chu Trinh Award, the highest educational award in Tam Ky City, is presented here. On both sides of the temple courtyard are two traditional-style wooden houses (reconstructed in 2011) with a three-section, two-wing architectural layout, tiled roofs in the shape of the yin and yang, and intricate woodwork featuring finely carved patterns. These houses were traditionally used for preparing offerings and for pilgrims to pause before entering the main temple. Today, they serve as meeting spaces and display information and images related to the history and achievements of historical figures and exemplary scholars from the Hà Đông - Tam Ky region. Adjacent to the ancient houses is an ambarella tree that is over 300 years old, according to local elders. When the Van Mieu complex was relocated to this area, the ambarella tree was already mature and tall. Next to the ancient houses are two rows of tile-roofed am-duong (yin-yang) shelters (reconstructed in 2011). The architecture of these shelters lacks protective walls and relies on 16 round wooden columns supported by stone pedestals with decorative motifs. These shelters are used to provide shade and shelter from rain for officials, scholars, and visitors during ceremonies and cultural events such as traditional chess games, village chess, and folk singing performances. In the center of the courtyard stands a decorative screen, which was reconstructed in September 2021 and is now complete. The screen features a central image of a dragon and two flanking stylized “nghê” creatures, all made of porcelain. These elements serve as feng shui objects, believed to ward off negative influences and protect the temple complex. Looking to the left, you can see the bell tower, and to the right is the drum tower. In terms of architecture, both towers have a two-tiered design with symmetrical roofs covered in yin-yang tiles. At each end of the roofs, there are decorative cloud patterns that transform into dragons, meticulously crafted in porcelain. At the peak of the roofs, there are phoenixes with their wings outstretched, holding lotus buds in their beaks. The presence of phoenixes symbolizes virtue and grace, while they also represent the harmonious balance of yin and yang. According to legend, the appearance of phoenixes brings peace and prosperity. Furthermore, the depiction of phoenixes here adheres to the concept of yin and yang. The drum tower represents yang, symbolized by the male bird (rooster), while the bell tower represents yin, symbolized by the female bird (hen).

Upon entering the main hall, the main temple is constructed in a three-section, two-wing architectural style. The roof is adorned with the motif of "twin dragons playing with a pearl," and at each corner of the roof, there are decorative cloud patterns. In front of the two steps leading into the main temple and the central column system in the front veranda of the temple are adorned with dragon figures. The two central columns have two coiled dragons each, and the bodies and scales are vividly painted, showcasing rich and intricate colors. The two dragon figures at the steps are powerful and dynamic, with their bodies made of cement and adorned with porcelain shards. All the dragon sculptures seen here are made of porcelain shards, representing an art form influenced by the Nguyen dynasty, despite the architectural style of the building dating back to the reign of King Minh Mang (Khai Dinh, 1916 - 1925).

Inside the main temple, there are two couplets:
"Truyền văn ước lệ, thệ môn tạp ngôn
Nhập ốc thăng đường, tuần tự nhị tiến"
(Transmitting literature, keeping the rituals, abandoning casual speech
Entering the house, stepping onto the courtyard, proceed in an orderly manner)

The meaning of these couplets is to remind visitors that this is a sacred place. When entering, one should maintain decorum, speak gently, and avoid using improper language. Visitors should proceed in an orderly manner, respecting the sanctity of the place.

The main temple's frame structure is primarily made of jackfruit wood and supported by a system of round columns placed on decorative stone pedestals. The cross beams, lintels, and wooden rafters are tightly interconnected, with intricately carved dragon motifs. The rafter tails are adorned with longevity symbols, and the truss tails at both ends are carved with dragon motifs. The central truss support is in the form of a square column, and the pedestal features the character "thọ" (Longevity). The truss tails at both ends are carved with dragon motifs, and all of these carvings are meticulously crafted by Van Ha village. The main temple and the rear temple both follow the three-section, two-wing architectural style, connected by cross beams and lintels. The rear temple contains an altar dedicated to Duc Khong Tu in a seated position as if lecturing. Following that are two altars for the two most outstanding disciples of Confucius. The right side altar is dedicated to virtuous scholars, while the left side altar is dedicated to exemplary Confucian scholars from the ancient Hà Đông region.

- Khong Tu was born in 551 BC and passed away in 479 BC in Ap Trau, Xuong Binh Village, Khuc Phu District, the state of Lu (in modern-day China). His birth name was Kong, and his courtesy name was Zhong Ni. He was a renowned politician and educator at the end of the Spring and Autumn Period and the founder of Confucianism. At the age of 21, he held the position of an assistant official and later became the magistrate and eventually a minister. He also traveled extensively to different feudal states for 14 years. After that period, he returned to his hometown, where he taught and wrote books. Khong Tu had over 3,000 students, with 72 of them recognized as virtuous scholars. He laid the foundation for Confucianism, emphasizing the values of benevolence, ritual, propriety, wisdom, and faith. His teachings were respected and followed by the feudal system and the common people.



 
File đính kèm

Tác giả bài viết: Văn phòng Thành đoàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu chung

Thông tin cán bộ thường trực

1. Đ/c Nguyễn Thị Ly:  Bí thư - Chủ tịch Hội LHTNVN thành phố - Điện thoại: 0905 789 725 2. Đ/c Lương Thị Nhẫn - Phó Bí thư Thành đoàn - Điện thoại: 0389937329 3. Đ/c Trương Đức Long: Ủy viên Ban thường vụ  - Điện thoại: 0362 385 447 4. Đ/c Nguyễn Thị Thúy: Ủy viên Ban thường...

ytst
Văn bản pháp quy

02

Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn tháng 02.2023

Thời gian đăng: 01/02/2023

lượt xem: 421 | lượt tải:159

01

Tài liệu Sinh hoạt Chi đoàn tháng 01.2023

Thời gian đăng: 01/02/2023

lượt xem: 425 | lượt tải:142

Tài liệu

Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 10 Năm 2022

Thời gian đăng: 05/10/2022

lượt xem: 656 | lượt tải:163

Tài liệu

Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 9 Năm 2022

Thời gian đăng: 04/10/2022

lượt xem: 576 | lượt tải:165

Tài Liệu

Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 8 Năm 2022

Thời gian đăng: 04/10/2022

lượt xem: 477 | lượt tải:164
Di chúc Bác
Học tập
viec lam
học nghề
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập7
  • Hôm nay5,807
  • Tháng hiện tại136,632
  • Tổng lượt truy cập4,603,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây