Các ngày lễ lớn trong tháng 11:
- 20/11/1982: Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
- 23/11/1940: Kỷ niệm Ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ
- 23 /11/1946: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam
20/11: KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE). Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30/8/1957 tại Warszawa, lấy ngày 20/11/1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
23/11/1940: NGÀY KHỞI NGHĨA NAM KỲ
Tháng 6/1940, nước Pháp bị quân đội phát xít Hítle chiếm đóng. Nhân cơ hội này, tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật. Từ đây nhân dân Việt Nam bị 2 kẻ thù thống trị là Pháp và Nhật. Căm thù thực dân Pháp và được tinh thần cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cổ vũ, nhân dân nhiều tỉnh Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh quyết liệt chống quân thù.
Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ dù đã có lệnh hoãn của Trung ương Đảng nhưng truyền đạt không kịp. Ở hầu hết khắp các tỉnh thành miền Nam, nhất là Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy chiến đấu rất dũng cảm. Chính quyền của địch ở một xã và quận hoang mang, tan rã. Đội viên các đội tự vệ và du kích trong cuộc khởi nghĩa hầu hết là trẻ tuổi. Họ hăng hái chống địch bằng vũ khí thô sơ. Trong trận đánh quân tiếp viện của địch từ Tây Ninh đến ứng cứu cho tỉnh lỵ Hóc Môn bị quân khởi nghĩa bao vây, du kích bắn chết tên thực dân ác ôn cùng nhiều lính địch ở cầu Bông. Ở Mỹ Tho, các đội tự vệ cùng nhân dân phá tan bộ máy chính quyền của địch ở 54 trong tổng số 57 xã thuộc hai huyện Châu Thành và Cai Lậy. Ở những xã này, các tổ chức Đảng và quân khởi nghĩa đã tịch thu các kho thóc của bọn địa chủ chia cho dân nghèo. Cũng tại Mỹ Tho, lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng sau này trở thành quốc kỳ cùa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975.
23/11/1946:
THÀNH LẬP HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp cuộc khởi nghĩa một cách vô cùng tàn khốc. Chúng cho máy bay dội bom và bắn phá nhiều làng mạc, có thôn xóm không còn ai sống sót. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra vào lúc kẻ thù còn tương đối mạnh nên đã bị thất bại, song sự kiện đó đã nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất của nhân dân Việt Nam, là tiếng kèn xung trận vang vọng núi sông từ Nam ra Bắc dưới ngọn cờ của Đảng.
Ngày 23/11/1946, Hội Hồng Thập Tự Việt Nam đã chính thức tổ chức đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Vân Đình (Hà Tây). Đại hội đã suy tôn chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch danh dự của hội. Ban Chấp hành Trung ương Hội đã bầu bác sĩ Vũ Đình Tụng làm chủ tịch. Đây là mốc son đánh dấu sự ra đời của Hội Hồng Thập Tự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu góp phần chăm sóc sức khỏe và đời sống của nhân dân, kịp thời phục vụ cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 5/6/1957, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nhà nước ta gửi công hàm phê chuẩn với chính phủ liên ban Thụy Sĩ tuyên bố gia nhập 4 công ước Giơ-ne-vơ về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh để hội Chữ Thập Đỏ (CTĐ) Việt Nam có điều kiện gia nhập phong trào Chữ Thập Đỏ-Trăng Lưỡi Liềm Đỏ quốc tế. Ngày 4/11/1957, tại cuộc họp Đại hội đồng Hiệp hội CTĐ-Trăng Lưỡi Liềm Đỏ ở Niu-đê-li (Ấn Độ), Hội Hồng Thập Tự Việt Nam đã chính thức được công nhận là thành viên của phong trào CTĐ quốc tế. Trong cao trào nổi dậy của miền Nam, sau khi Mặt trận dân tộc Giải phóng Miền Nam được thành lập, ngày 27/2/1961, tổ chức Hồng Thập Tự giải phóng của Mặt trận ra đời, do bác sĩ Phùng Văn Cung làm chủ tịch.
Ngày 19/11/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hồng Thập Tự Việt Nam lần thứ II, bác sĩ Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch.
Ngày 15/12/1965, đại hội đại biểu toàn quốc Hội Hồng Thập Tự Việt Nam lần thứ III, đổi tên hội Hồng Thập Tự Việt Nam thành Hội CTĐ Việt Nam, bác sĩ Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch.
Ngày 10-11/12/1971, đại hội đại biểu hội CTĐ Việt Nam lần thứ IV, Hội CTĐ Việt Nam được tặng thưởng huân chương Lao động hạng II.
Ngày 31/7/1976, hội nghị thống nhất Hội CTĐ 02 miễn thành hội CTĐ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giáo sư Nguyễn Văn Thủ được bầu làm Chủ tịch.
Ngày 11-12/3/1988, đại hội đại biểu toàn quốc hội CTĐ Việt Nam lần thứ V. Đây là đại hội diễn ra khi đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới. Hội CTĐ Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân được bầu làm Chủ tịch.
Ngày 15-17/3/1995, đại hội đại biểu toàn quốc hội CTĐ Việt Nam lần thứ VI. Tổng bí thư Đỗ Mười nhận lời làm Chủ tịch danh dự của hội. Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân tiếp tục được bầu làm Chủ tịch của hội.
Ngày 7-8/4/1998, hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 14 của Bna bí thư Trung ương Đảng khóa VI “Về việc củng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Hội CTĐ Việt Nam”. Ngày 8/4/1998, Hội CTĐ Việt Nam đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của hội, cũng là sự ghi nhận những cống hiến xuất sắc của hội CTĐ Việt Nam cho sự nghiệp Cách mạng của Đảng và cuả Dân tộc.
Ngày 16-19/11/1998, hội CTĐ Việt Nam tổ chức hội nghị CTĐ-Trăng Lưỡi Liềm Đỏ khu vực châu Á-Thái Bình Dương thắng lợi với tuyên ngôn Hà Nội, đánh dấu một sự kiện hợp tác quốc tế quan trọng đối với hội.
Ngày 7-9/8/2001, đại hội đại biểu toàn quốc hội CTĐ Việt Nam lần thứ VII. Đại hội mở đầu thiên niên kỷ mới với những thời cơ mới, thách thức mới đòi hỏi mỗi cán bộ hội viên, thanh thiếu niên CTĐ phải không ngừng phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu, vai trò của hội. Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận lời làm chủ tịch danh dự và giáo sư Nguyễn Trọng Nhân tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch hội.
Ngày 20/9/2005, đại hội thi đua yêu nước hội CTĐ Việt Nam lần thứ II tại Hà Nội, hội CTĐ Việt Nam đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất.