Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn tháng 7/2020
Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn tháng 7/2020
Số kí hiệu |
tài liệu |
Ngày ban hành |
01/07/2020 |
Ngày bắt đầu hiệu lực |
01/07/2020 |
Thể loại |
Công văn
|
Lĩnh vực |
Pháp quy
|
Cơ quan ban hành |
Khác
|
Người ký |
Khác
|
Nội dung
I. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
Học Bác để tự soi, tự sửa mình
(TG) -Trong những năm qua, việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII (Chỉ thị 05) tại các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội gắn với phòng và chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã tạo sự chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy, trong mỗi cán bộ, đảng viên.
“Cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của Tổ quốc, của giai cấp”(1) và “Đảng ta là Đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân”(2). Cũng theo lời Người, “cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”(3), cho nên, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, mỗi cán bộ, đảng viên nói chung, người lãnh đạo, quản lý, đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng phải thường xuyên rèn luyện và phấn đấu.
Cụ thể, mỗi người cần: 1) Nỗ lực học tập và thấm nhuần đường lối, quan điểm của Đảng, không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, để có thể phụ trách và giải quyết tốt các vấn đề của thực tiễn. 2) Tu dưỡng, trau dồi và nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, để không bị lợi ích vật cám dỗ làm tha hóa, biến chất. Vì “chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc” và “chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm; quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí… Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân”(4), nên muốn “một lòng một dạ phục vụ nhân dân”, mỗi người hằng ngày phải tự phê bình và phê bình trên tinh thần: đối với mình thì phải “cả quyết sửa lỗi”, đối với người thì “có lòng bày vẽ”… 3) Trong mọi mặt công tác phải công tâm, khách quan, thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình gắn với kiểm tra, giám sát theo quy định; luôn gắn bó với nhân dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời tham mưu và tập trung giải quyết những yêu cầu chính đáng của nhân dân; đồng thời “phải xem trọng những phê bình và những đề nghị của quần chúng… phải thật thà và công khai tự phê bình, ra sức sửa chữa… cần luôn luôn hoan nghênh quần chúng phê bình”(5) để công tác lãnh đạo đạt hiệu quả cao nhất.
Trong những năm qua, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, thấm nhuần lời dạy của Người và nhất là “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII (Chỉ thị 05), trong công tác và cuộc sống đời thường, đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đã gương mẫu phấn đấu, rèn luyện đạo đức cách mạng, tự soi và sửa chữa, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm. Phát huy vai trò nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên đã xây dựng kế hoạch phấn đấu, đi đầu trong thực thi công vụ, thực hiện chuẩn mực đạo đức gắn với công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác với tinh thần: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(6).
Thông qua việc học và làm theo Bác theo chương trình toàn khóa và chuyên đề hằng năm, nhất quán giữa nói và làm, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt các cấp và cán bộ, đảng viên đã tự giác học trước, làm trước để nêu gương cho quần chúng nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trong Đảng và trong nhân dân. |
Tuy nhiên, trên tinh thần nhìn thẳng và đánh giá đúng sự thật, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” (Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII) đã chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đồng thời chỉ rõ: “Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở… Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.
Đó chính là một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, hoài nghi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngại học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bộ phận cán bộ, đảng viên này không chủ động, tự giác, tích cực kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, đôi khi còn phụ họa “té nước theo mưa” cho một số quan điểm sai trái, lệch lạc; thậm chí không thể vượt qua sự cám dỗ của lợi ích vật chất mà vi phạm pháp luật, làm sai Điều lệ Đảng. Cụ thể, họ là những người đã lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền hạn của mình khi “dùng của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình”(7) để kéo bè kéo cánh. Họ ỷ thế vào quyền hạn và trách nhiệm được trao để mưu lợi cho mình, cho người thân, cho nhóm lợi ích. Họ coi thường nguyên tắc tập trung dân chủ, “ai hẩu với mình thì dù nói không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không thân với mình thì dù họ có tài cũng tìm cách dìm họ xuống, họ nói phải mấy cũng không nghe”(8); chỉ ưa dùng người bà con, anh em quen biết, những người tính tình hợp với mình, những kẻ khéo nịnh hót mình mà ghét những người chính trực, tránh những người tính tình không hợp với mình… gây bức xức trong cơ quan, địa phương, đơn vị, làm tổn hại uy tín của của Đảng, làm mất lòng tin của nhân dân. Đó cũng chính là những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, “việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”; ngại gian khổ, khó khăn, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành; tự cao, tự đại, “coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền”(9)...
Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo Bác
Việc mỗi tập thể, mỗi cán bộ, đảng viên đăng ký thực hiện Chỉ thị 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Mà kết quả đó có được là từ việc lựa chọn những vấn đề nổi cộm để tập trung giải quyết; sửa đổi phong cách công tác, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân; thống nhất giữa nói và làm; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính gắn với thực thi đạo đức công vụ; nghiêm khắc tự phê bình và phê bình, tự soi, tự sửa mình trên tinh thần đồng chí thương yêu lẫn nhau, “cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ”, “cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn”, “cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”(10) như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch, nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng năm tại mỗi cấp ủy đã từng bước làm cho việc thực hiện Chỉ thị 05 trở thành nhu cầu tự thân, tự giác, nền nếp tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. |
Để tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội XIII của Đảng, mỗi cấp ủy cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; trong đó, chú trọng nội dung nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phòng và chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ trở thành nhu cầu tự thân tại mỗi cấp ủy, trong mỗi cán bộ, đảng viên. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị nói riêng theo nguyên tắc “trên trước, dưới sau”, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt và rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu gương trong công việc lẫn đời tư, tại nơi công tác cũng như địa bàn cư trú.
Hai là, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 28-CT/TW về “Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng”, kỷ luật Đảng, Điều lệ Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm và các quy định về nêu gương gắn với thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình: kết hợp chặt chẽ giữa “xây và chống, lấy xây là chính” theo phương châm “trên trước, dưới sau”, “từ trong ra, từ ngoài vào”, “từ trên xuống, từ dưới lên”. Tăng cường giám sát và kiểm tra trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo, bảo đảm thực chất, dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ nhằm củng cố và tăng cường đoàn kết nội bộ. Thông qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong mỗi cán bộ, đảng viên; kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, miễn nhiệm, thay thế, buộc từ chức, đưa ra khỏi Đảng những cán bộ, đảng viên suy thoái, bất liêm, bất chính, tham ô, tham nhũng, bất kể họ là ai, ở vị trí công tác nào, đương chức hay đã nghỉ hưu.
Ba là, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”; trong đó, cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao càng phải xây dựng và thực hiện việc rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo chương trình của cấp ủy và kế hoạch đăng ký của cá nhân nghiêm túc, thực chất. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người được lựa chọn vào quy hoạch, vào nhân sự cấp ủy khóa mới càng phải nêu cao tinh thần nỗ lực rèn luyện và phấn đấu về mọi mặt. Kiên quyết không để lọt vào danh sách cán bộ quy hoạch các cấp, nhất là cấp chiến lược và các cấp ủy nói chung, của Đại hội Đảng lần thứ XIII nói riêng những cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, cơ hội, vi phạm kỷ luật Đảng, Điều lệ Đảng. Đồng thời, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt trong cán bộ, đảng viên để lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực, tạo sự lan tỏa trong đời sống xã hội.
Bốn là, tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân và nâng cao vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên ở nơi công tác và địa bàn cư trú để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi, hành động quan liêu, cậy quyền, cậy thế, tham ô, tham nhũng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp cơ sở. Các trường hợp vi phạm kỷ luật phải được kịp thời xử lý nghiêm minh, làm nghiêm từ trên xuống dưới, có thông tin chính xác, kịp thời để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, góp phần giữ vững và củng cố niềm tin yêu, quý trọng của nhân dân. Thống nhất giữa nói và làm, nêu gương làm trước, đi đầu trong mọi hoàn cảnh, mỗi cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, suy nghĩ và hành động trên tinh thần phục vụ và liêm chính trong thực thi công vụ./.
TS. Trần Thị Bình
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
__________________________________
(1) (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.10, tr.67, 414.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.107.
(3) (7) (8) (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.68, 295, 88, 272.
(40 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.611.
(6)Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.65.
(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr. 547.
Nguồn: Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương.
II. NGÀY TRUYỀN THỐNG
KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG
THANH NIÊN XUNG PHONG (15/7/1950 – 15/7/2020)
I. Những chặng đường lịch sử vẻ vang của lực lượng thanh niên xung phong
1. Sự ra đời và trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1950 – 1954)
Với tầm nhìn chiến lược về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, cách đây 70 năm, ngày 15/7/1950, Bác Hồ đã chỉ đạo Đảng đoàn Ban Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam tổ chức đội thanh niên tập trung dài ngày để phục vụ kháng chiến và kiến quốc, khi kháng chiến thành công, lấy tên là: “Đội Thanh niên xung phong công tác”. Quyết định lịch sử ấy đã khai sinh ra Đội Thanh niên xung phong (TNXP) công tác Trung ương đầu tiên tại Núi Hồng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, gồm 03 Liên phân đội với 225 cán bộ, đội viên do đồng chí Vương Bích Vượng – ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn làm Đội trưởng. Đầu tháng 8-1950, Đội TNXP công tác Trung ương xuất quân phục vụ Chiến dịch Biên giới, đã lập công xuất sắc, được Bác Hồ gửi thư khen, được Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tuyên dương: “Đội TNXP công tác đã nêu cao tinh thần tích cực xung phong, triệt để tuân theo kỷ luật chiến trường, tổ chức chặt chẽ, gương mẫu trong mọi nhiệm vụ…”
Ngày 20-3-1951, Bác Hồ đến thăm đơn vị Liên phân đội TNXP 312 làm nhiệm vụ tại cầu Nà Cù, thôn Nà Cù, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn và đọc tặng 4 câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
4 câu thơ của Bác là lời giáo huấn, là phương hướng tư tưởng và hành động cho lực lượng TNXP và thế hệ trẻ Việt Nam.
Từ kinh nghiệm hoạt động của Đội TNXP công tác Trung ương, Trung ương Đoàn đã thống nhất với Tổng Cục cung cấp tăng cường phát triển các Đội TNXP ở các địa phương để phục vụ kháng chiến. Chỉ trong một thời gian ngắn ở các địa phương đã tổ chức các Đội TNXP công tác ở khu, tỉnh, thành, huyện, xã phục vụ công tác kháng chiến ở địa phương,
Đội TNXP công tác Trung ương gồm 20 Liên phân đội với gần 3.000 cán bộ, đội viên (đến tháng 2/1953) đã phối hợp với các đơn vị TNXP địa phương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trong các chiến dịch: Biên giới (Thu Đông 1950); Trần Hưng Đạo – Trung du (Đông Xuân 1950 – 1951), Hoàng Hoa Thám – Đông Bắc (Mùa Xuân 1951), Quang Trung – Hà Nam Ninh (Xuân Hè 1951) Hòa Bình (tháng 10 – 12/1951), Tây Bắc (Thu Đông 1952), Thượng Lào (1 – 6/1953).
Bước vào Đông Xuân 1953-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ “Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Đội TNXP để đảm bảo thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này”. Ngày 26-3-1953, Đội TNXP kiểu mẫu được thành lập để cùng Đội TNXP công tác Trung ương thực hiện nhiệm vụ trên. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cuối tháng 12-1953, hai Đội TNXP công tác Trung ương và Đội TNXP kiểu mẫu hợp nhất, thành lập Đoàn TNXP Trung ương (Đoàn XP), do đồng chí Vũ Kỳ – thư ký của Bác làm Đoàn trưởng. Đoàn XP được biên chế thành 04 Đội 34, 36, 38 và 40 với trên 10.000 cán bộ, đội viên. Đến 3/1954 Đoàn XP bổ sung thêm lực lượng, biên chế thành 05 Đội: 34, 36, 38, 40, 42 với trên 18.000 cán bộ, đội viên. Ở Liên khu V hàng vạn thanh niên các tỉnh đồng bằng ven biển đã hăng hái tham gia nhập TNXP, Tổng đội TNXP 204 được thành lập gồm hơn 4.000 cán bộ đội viên đã tham gia phục vụ Chiến dịch Bắc Tây Nguyên và sát cánh cùng bộ đội giải phóng thị xã Kon Tum.
Ngày 6 -12 – 1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đoàn TNXP Trung ương được giao nhiệm vụ tập trung toàn lực lượng phục vụ Chiến dịch: Đội 36 (2.500 cán bộ, hội viên) làm nhiệm vụ phục vụ và tham gia bảo vệ các cơ quan Trung ương ở An toàn khu Việt Bắc (ATK); Đội 38 và 42 làm nhiệm vụ cơ động phục vụ chiến dịch trên địa bàn chiến khu Việt Bắc và các Chiến dịch khi có yêu cầu; Đội 34 và 40, với trên 16.000 cán bộ, đội viên làm nhiệm vụ vận tải lương thực, vũ khí, đảm bảo giao thông thông suốt các tuyến đường 6, 41; trên các tọa độ lửa như: Đèo Pha Đin, Ngã ba Cò Nòi, Cầu Tà Vài,… Lực lượng TNXP đã mở hàng chục km đường, vận chuyển hàng ngàn tấn quân trang, cứu được nhiều xe đạn pháo khi bị máy bay địch vây đánh, rà phá trên 1.000 quả bom mìn, cứu thương và vận chuyển hàng trăm thương binh, bộ đội hy sinh trên chiến trường; khi chiến dịch diễn ra quyết liệt đã có 8.000 TNXP chuyển sang bổ sung cho quân đội; tại mặt trận Điện Biên Phủ đã có trên 100 cán bộ, chiến sĩ TNXP anh dũng hy sinh. Vượt qua nhiều gian lao, thử thách, Đoàn XP và các đơn vị TNXP địa phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bảo vệ an toàn ATK, tham gia xây dựng các tuyến đường huyết mạch và vận chuyển hàng hóa phục vụ chiến đấu. Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, Lực lượng TNXP đã được Bác Hồ tặng cờ thi đua mang dòng chữ “Dũng cảm, lập công suất sắc”; được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 60 Huân chương các loại cho các tập thể và cá nhân, hàng nghìn cán bộ đội viên được tặng bằng khen và giấy khen của các ngành các cấp. Năm 2009, Lực lượng TNXP tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ và năm 2014, có 4 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tổng đội TNXP 204 Liên khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu trên chiến trường đường 19, Chiến dịch An Khê, Chiến dịch Bắc Tây Nguyên; đã có 2 chi đội, 23 chiến sĩ lập công xuất sắc được Bộ tư lệnh mặt trận phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và Huân chương Chiến công.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã có gần 5 vạn cán bô, đội viên TNXP hoạt động ngày đêm, sát cánh cùng các đơn vị Lực lượng vũ trang, giao thông vận tải, dân công, đồng bào các dân tộc Việt Bắc và Tây Bắc hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng: Phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu, mở đường, đảm bảo giao thông, rà phá bom mìn, vận chuyển và chăm sóc thương bệnh binh, mai táng liệt sĩ, … góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đã có trên 200 cán bộ, đội viên anh dũng hy sinh; nhiều tập thể, cá nhân TNXP đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc được khen thưởng, trong đó có: 320 chiến sĩ thi đua cấp đơn vị, 25 chiến sĩ thi đua và 4 đơn vị khá nhất toàn Đoàn TNXP, được Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Kháng chiến hạng Hai, 2 Huân chương Kháng chiến hạng Ba, 10 Huân chương Lao động hạng Ba, 25 Bằng khen và 6 cờ thi đua khá nhất của Trung ương Đoàn, Bộ Giao thông công chính tặng cờ “Thi đua khá nhất”. Có 01 tập thể và 04 cá nhân Được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thanh niên xung phong tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng XHCN miền Bắc 1955 – 1964.
Ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện sự chỉ đạo của Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và Đoàn thanh niên, Lực lượng Thanh niên xung phong được tổ chức lại, chuyển sang làm nhiệm vụ mới. Gần 10 vạn cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong (TNXP chống Pháp và TNXP xây dựng CNXH) đã có mặt ở những nơi khó khăn gian khổ nhất, lao động quên mình trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế và thi đua tình nguyện hoàn thành vượt mức kế hoạch trong lao động sản xuất, công tác và học tập, cùng tuổi trẻ cả nước xây dựng hàng trăm công trình kinh tế – xã hội.
Trong giai đoạn 1954 – 1957, Lực lượng TNXP chống Pháp (Các Đội TNXP 34, 36, 38, 40, 42, 48, 56 thuộc Đoàn TNXP Trung ương và các đơn vị TNXP địa phương) được Đảng, Bác Hồ, Chính phủ giao nhiệm vụ thu dọn chiến trường; mở đường chiến lược Lai Châu – Ma Lù Thàng (biên giới Việt – Trung) và khai thông mở dòng Nậm Na; tiếp quản Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng; khôi phục các tuyến đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Nam Định – Thanh Hóa; tham gia xây dựng các công trình công nghiệp: Nhà máy Chè Phú Thọ, Gỗ Cầu Đuống, Diêm Thống nhất, Cá hộp Hải Phòng, Supe phốt phát Lâm Thao; Đường Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Gia Bẩy (Thái Nguyên)…
Bước vào giai đoạn xây dựng CNXH ở miền Bắc 1958 – 1964, thực hiện Chỉ thị số 01/CT.TNLĐ/TW ngày 25 tháng 02 năm 1959 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam các Đội TNXP xây dựng XHCN đã được thành lập để làm nhiệm vụ đảm nhận xây dựng các công trình kinh tế lấy tên là Công trình thanh niên như: xây dựng Nhà máy Cơ khí trung quy mô; lò cao Khu Gang thép Thái Nguyên; Thủy điện Thác Bà; các tuyến đường sắt: Đông Anh – Thái Nguyên, Thanh Hóa – Vinh; mở các tuyến đường giao thông: 12B Hòa Bình, Hà Giang – Đồng Văn (Đường hạnh phúc); Đường 426B; Công trình Đại thủy nông Nậm Rốm Điện Biên …
Lực lượng TNXP tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế và xây dựng XHCN giai đoạn 1955 – 1964, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần kiến thiết, xây dựng các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của CNXH Miền Bắc, làm nên một hậu phương lớn vững chắc đảm bảo sức người, sức của phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Đã có 87 cán bộ, đội viên TNXP hy sinh trên các công trường mở đường: Lai Châu – Ma Lù Thàng (67 người), Hà Giang – Đồng Văn (14 người), Đường sắt Hà Nội – Mục Năm Quan (6 người). Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Lực lượng TNXP xây dựng “Đường hạnh phúc Hà Giang” và Công trình đại thủy nông Nậm Rốm Điện Biên; Huân chương Lao động hạng Nhì cho Lực lượng TNXP Công trường 12B Hòa Bình; nhiều tập thể, cá nhân đã được Chính phủ, các ngành và Trung ương Đoàn khen thưởng.
3. Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975)
Khi đế quốc Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, “leo thang” đánh phá miền Bắc, cả nước sục sôi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thực hiện lời hiệu triệu của Bác Hồ, Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21/6/1965 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức các Đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước phục vụ công tác giao thông vận tải và Nghị quyết Đại hội Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam lần thứ nhất ngày 26/3/1965 về tổ chức Lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, từ phong trào “Ba sẵn sàng” (ở Miền Bắc) và “Năm xung phong” (ở Miền Nam) , đã có trên 28 vạn nam nữ thanh niên tình nguyện tham gia Lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, tiếp bước cha anh lên đường với quyết tâm “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “ở đâu chiến trường cần là thanh niên xung phong có mặt”, “ở đâu có giặc là thanh niên xung phong xuất quân”.
(Xem nội dung đầy đủ tại đường link bên dưới)
4. Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế (1975 – 1988)
Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc, Thanh niên xung phong chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển kinh tế. Nhưng tháng 5 năm 1975, nhà cầm quyền Pônpốt Campuchia phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và vào tháng 02 năm 1979 nhà cầm quyền Trung Quốc xua quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc, chúng đốt phá làng mạc, phố phường, giết hại giã man dân thường vô tội, đất nước chưa lành vết thương chiến tranh, quân dân ta lại bước vào cuộc chiến cam go ác liệt kéo dài. Trên 5 vạn nam nữ TNXP cả nước đã tiếp bước cha anh lên đường phục vụ cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương Tổ quốc. Trong đã có gần 13 ngàn TNXP tham gia phục vụ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia (5/1975 – 8/1988) và trên 36 ngàn TNXP phục vụ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979 – 12/1988).
Lực lượng TNXP tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ: phục vụ chiến đấu và tham gia chiến đấu trên các chiến trường; xây dựng và củng cố chính quyền, các đoàn thể quân chúng; xây dựng phòng tuyến phòng thủ; lao động sản xuất và bảo vệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, giúp nhân dân ổn định sản xuát, cuộc sống, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội các địa phương trên địa bàn biên giới và nước Campuchia, điển hình là:
(Xem nội dung đầy đủ tại đường link bên dưới)
5. Thanh niên xung phong tham gia phát triển kinh tế – xã hội (từ 1976 đến nay):
Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một trang sử mới, Tổ quốc Việt Nam hoàn toàn độc lập thống nhất, cả nước bước vào công cuộc xây dựng lại đất nước “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lời dạy của Bác Hồ kính yêu. Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong kháng chiến, thi đua thực hiện phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “5 xung kích, 4 đồng hành”, “Thanh niên tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Lực lượng TNXP các tỉnh, thành phố Miền Nam, Đông Nam bộ, Miền Trung, Tây Nguyên và Miền Bắc, với trên 20 vạn Thanh niên xung phong tình nguyện đã lên đường có mặt trên những tuyến đầu gian khó nhất, những nơi bị chiến tranh tàn phá, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, để thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả sau chiến tranh, rà phá bom mìn, làm sạch môi trường, khai hoang, phục hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển giao thông, sắp xếp ổn định dân cư gắn với việc giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên và các đối tượng khác; làm nhiệm vụ công ích, giải quyết những vấn đề cấp bách khó khăn góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng xây dựng đất nước.
(Xem nội dung đầy đủ tại đường link bên dưới)
6. Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước trao tặng các phần thưởng và danh hiệu cao quý:
(Xem nội dung đầy đủ tại đường link bên dưới)
Tại Lễ kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống Lực lượng thanh niên xung phong – 15/7/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhận định về lịch sử, chiến công hào hùng của Lực lượng TNXP trong các thời kỳ cách mạng:
“Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tư tưởng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò và tính chất của TNXP là những người trẻ tuổi đi đầu, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân được thể hiện rõ rệt trong mọi nhiệm vụ được giao. Không phải chỉ có sự gan dạ, tinh thần lao động bền bỉ mà còn phải nói đến những sáng kiến, những suy nghĩ táo bạo và lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc đã giúp cho TNXP lập nên những kỳ tích, xứng đáng là lực lượng mũi nhọn trên các trận tuyến khó khăn nhất của đất nước suốt 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện được khí phách và tinh hoa của dân tộc Việt Nam”.
II. Những địa chỉ đỏ
(Xem nội dung đầy đủ tại đường link bên dưới)Ghi chú: Xem nội dung 20 Địa chỉ đỏ – Di tích lịch sử TNXP tại http://thanhnienxungphong.vn/ditichtnxp.>>> Đường link nội dung chi tiết: https://cuutnxpvietnam.org.vn/14211-2/ LỊCH SỬ, Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ
(27/7/1947 – 27/7/2020)
Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày Lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm những người thương binh liệt sỹ đã hy sinh, mất mát qua những cuộc chiến. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng từ trước đến nay.
Lịch sử của ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.
Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường.
Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày.
Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xú tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn.
Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn.
Chiều ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ Tịch đã tới dự.
Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “ mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn.
Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác Thương binh Liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.
Tháng 6/1947, đại biểu c??
Các văn bản cùng thể loại "Công văn"