Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 4 Năm 2022
Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 4 Năm 2022
Số kí hiệu |
Tài Liệu |
Ngày ban hành |
03/04/2022 |
Ngày bắt đầu hiệu lực |
03/04/2022 |
Thể loại |
Công văn
|
Lĩnh vực |
Giáo dục
|
Cơ quan ban hành |
Khác
|
Người ký |
Khác
|
Nội dung
I. THEO DÒNG LỊCH SỬ
- 10/3 (Âm lịch): Ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- 01/4/1975: Ngày giải phóng tỉnh Phú Yên.
- 07/4/1907: Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn.
- 21/4: Ngày sách Việt Nam.
- 22/4: Kỷ niệm Ngày sinh của V.I. LÊNIN
- 23/4: Ngày sách và bản quyền thế giới.
- 25/4/1976: Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước.
- 30/4/1975: Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- 01/5/1886: Ngày Quốc tế Lao động.
II. KỶ NIỆM 115 NĂM NGÀY SINH CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN
- Năm 1928, đồng chí tham gia Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
- Năm 1930 trở thành một trong những Đảng viên đầu tiên của Đảng.
- Năm 1931, đồng chí là uỷ viên Ban Tuyên huấn Xứ uỷ Bắc Kỳ và cũng trong năm đó, đồng chí bị địch bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù cấm cố và lần lượt bị giam ở các nhà lao Hà Nội, Sơn La và Côn Đảo. Tại các nhà tù này, đồng chí tham gia các cuộc đấu tranh chống chế độ giam cầm hà khắc và tổ chức việc học tập chính trị.
- Năm 1936, do cuộc đấu tranh của nhân dân ta và thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, chính quyền thực dân ở Đông Dương buộc phải trả tự do cho nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam, trong đó có đồng chí Lê Duẩn. Ra khỏi nhà tù, đồng chí ra sức hoạt động cách mạng ở các tỉnh miền Trung, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương nhằm động viên, tập hợp quần chúng đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống nguy cơ phát xít và chiến tranh.
- Năm 1938, đồng chí Lê Duẩn giữ chức Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ và từ đó đến năm 1939, hoạt động tích cực của đồng chí góp phần quan trọng đưa tới cao trào đấu tranh sôi nổi trọng cả nước.
- Năm 1939 đồng chí được cử làm Uỷ viên Trung ương Đảng.
- Năm 1940, đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn, bị kết án mười năm tù và đày đi Côn đảo lần thứ hai cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đồng chí được Đảng và Chính phủ đón về đất liền, tham gia cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
- Năm 1946, ra Hà Nội làm việc, góp phần cùng Trung ương Đảng chuẩn bị cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. Cuối năm đó, đồng chí được Bác Hồ và Trung ương Đảng cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng năm 1951, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
- Từ năm 1946 đến 1954, làm Bí thư Xứ uỷ, rồi Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
- Từ năm 1954 đến 1957, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đồng chí trở lại miền Nam làm Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ.
- Năm 1958, Trung ương cử đồng chí vào Ban Bí thư và chủ trì công việc của Ban Bí thư. Năm 1960 tại Đại hội lần thứ III, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương đồng chí Lê Duẩn đọc Báo cáo chính trị, cũng tại Đại hội này, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất. - Suốt 15 năm trên cương vị này, đồng chí cùng với Bộ Chính trị và Trung ương Đảng kiên định đường lối độc lập, tự chủ, tranh thủ sự viện trợ, giúp đỡ và đoàn kết quốc tế, sáng suốt lãnh đạo nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976) và lần thứ V (tháng 3 năm 1982), đồng chí Lê Duẩn được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử vào Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư.
- Đồng chí Lê Duẩn là đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá VII.- Đồng chí từ trần 10/7/1986.Nguồn: tulieuvankien.dangcongsan.vn III. NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 (ÂM LỊCH)
Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Quốc lễ, tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.`Cứ đến ngày 10/3 âm lịch, người ta lại nhắc nhau rằng:
“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng BaKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.
Theo truyền thuyết dân gian, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Bởi vậy Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng Ba âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng
Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.
Vào ngày 6/12/2012, việc giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế. Tổng số trên cả nước có 1.417 đền thờ Vua Hùng.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà "dù ai đi ngược về xuối, nhớ ngày Giỗ tổ mồng 10 tháng 3" đều quay về với cội nguồn, tưởng nhớ đến công lao của các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.
Nguồn: https://baoquankhu7.vn/y-nghia-ve-ngay-gio-to-hung-vuong-mong-10-thang-3-am-lich-1582375498-008414s37510gs
IV. SỰ RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4 Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử học viện Quân sựV. KỶ NIỆM 152 NĂM NGÀY SINH CỦA V.I. LÊNIN (22/4/1870-22/4/2022) Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam >>> Link tải nội dung: https://bitly.com.vn/xwgzmyVI. KỶ NIỆM 46 NĂM NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI CỦA NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT (25/4/1976 -25/4/2022)
Sau ngày miền Nam giải phóng, ở hai miền nước ta vẫn tồn tại hai nhà nước với hai Chính phủ: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vấn đề cấp bách trước mắt là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
Khi ấy, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang là nhiệm kỳ Khóa V, được cử tri bầu ngày 6.4.1975. Và tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa V (đầu tháng 6.1975) đã bầu và phê chuẩn bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, đất nước đã thống nhất, cần có Quốc hội thống nhất thực hiện chức năng bầu và phê chuẩn bộ máy nhà nước Việt Nam thống nhất. Thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước cũng là chính thức hóa việc thống nhất Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thống nhất nhà nước về các mặt khác.
Ngày 15.11.1975, đại biểu Nhân dân hai miền đã họp Hội nghị hiệp thương chính trị để thống nhất nhận định về yêu cầu và nội dung của toàn bộ sự nghiệp hoàn thành thống nhất nước nhà… Từ đó đặt ra việc quan trọng trước mắt là tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của cả nước Việt Nam. Quốc hội sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của nhà nước và quy định Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử sẽ tiến hành cùng một ngày trong cả nước. Việc bầu cử Quốc hội phải theo nguyên tắc: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Trong điều kiện chưa có luật bầu cử hoàn chỉnh áp dụng cho cả nước, và thực tế bối cảnh chính trị - xã hội hai miền còn những khác biệt, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc đã nhất trí: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mỗi bên cử ra 11 người để thành lập Hội đồng Bầu cử toàn quốc. Hội đồng Bầu cử toàn quốc phụ trách chung việc bầu cử trong cả nước có nhiệm vụ giám sát việc bỏ phiếu, tổng kết công tác bầu cử, cấp giấy chứng nhận cho những người trúng cử và báo cáo kết quả cuộc tổng tuyển cử trước Quốc hội Khóa VI (tại Kỳ họp thứ Nhất).
Ở miền Bắc, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử là Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ở miền Nam, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử là Hội đồng cố vấn Chính phủ. Ở mỗi miền, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử có quyền và trách nhiệm cử ra Hội đồng Bầu cử miền để phụ trách việc bầu cử của miền. Riêng tỉnh Bình - Trị - Thiên có một phần ở miền Bắc, một phần ở miền Nam nên do cả hai miền cùng phụ trách dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử toàn quốc.
Đơn vị bầu cử là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Những tỉnh, thành phố lớn, đông dân được bầu nhiều đại biểu thì có thể chia thành nhiều khu vực bầu cử. Số đại biểu của từng đơn vị bầu cử do cơ quan chủ trì bầu cử ở mỗi miền quy định. Đây là những điểm phù hợp với tình hình thực tế của giai đoạn cách mạng lúc bấy giờ. Sau này, chúng ta đã xây dựng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội phù hợp với tình hình chung cả nước; các địa phương ở hai miền Bắc - Nam đã có sự tương đồng về chính trị - xã hội, và qua một số lần sửa đổi, bổ sung luật thì nội dung này cơ bản được quy định: mỗi tỉnh, thành phố chia thành nhiều đơn vị bầu cử tùy theo dân số và số đại biểu được bầu. Mỗi đơn vị bầu cử được bầu không quá 3 đại biểu. Số lượng và danh sách các đơn vị bầu cử, số đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Hội đồng Bầu cử ấn định theo đề nghị của Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng số đại biểu Quốc hội cả nước được Hội đồng Bầu cử toàn quốc ấn định là không quá 500 người. Các tỉnh miền Nam đã tiến hành điều tra dân số gấp để thiết thực phục vụ cho bầu cử bảo đảm chính xác, công bằng, đồng thời phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch nhà nước. Hội đồng Bầu cử miền đã giúp cơ quan chủ trì việc bầu cử miền trong việc nghiên cứu và quy định các vấn đề cụ thể xuất phát từ đặc điểm của miền Nam mới được giải phóng, chính quyền nhân dân đang từng bước được củng cố.
Công tác chuẩn bị tổng tuyển cử là một cuộc biểu dương lực lượng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc của những người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất do Đảng lãnh đạo, để họ sử dụng đúng đắn lá phiếu - quyền công dân của mình hăng hái đi bầu cử đại biểu Quốc hội thống nhất của cả nước. Phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng ngày bầu cử Quốc hội đã được các địa phương, lực lượng vũ trang, các ngành, các đoàn thể quần chúng xây dựng và tổ chức các hoạt động cụ thể thiết thực. Ở nhiều vùng nông thôn miền Nam, vùng dân tộc còn khó khăn, đồng bào chưa thoát nạn mù chữ đã tích cực học tập để đến ngày bầu cử biết đọc, tự tay viết lá phiếu của mình.
Từ giữa tháng 4.1976, các cấp ủy Đảng, các tổ chức phụ trách bầu cử, các đoàn thể quần chúng, trong phạm vi trách nhiệm của mình đã đến các cơ sở kiểm tra việc chuẩn bị tổng tuyển cử. Gần đến ngày bầu cử, Nhân dân cả nước đều tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành quần chúng, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng ngày tổng tuyển cử...
Việc giới thiệu người ra ứng cử đã được tiến hành một cách thật sự dân chủ. Mặt trận Dân tộc thống nhất cùng với các đoàn thể quần chúng đóng một vai trò rất quan trọng. Những người ra ứng cử ở miền Bắc đều do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu; ở miền Nam do Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam giới thiệu. Danh sách người ra ứng cử đã được các tổ chức quần chúng ở cơ sở thảo luận, cân nhắc kỹ trước khi đưa lên Mặt trận Dân tộc thống nhất hiệp thương và chính thức giới thiệu. Cả nước có 605 người ra ứng cử là những người tiêu biểu, bao gồm các nhà hoạt động cách mạng lâu năm, các đại biểu công nhân, nông dân, quân nhân cách mạng, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, tư sản dân tộc, đại biểu các dân tộc, các tôn giáo… Danh sách đó thực sự là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên cơ sở liên minh công - nông - binh gồm những người có nhiều thành tích trong sản xuất, công tác và chiến đấu. Ở miền Nam, theo tiêu chuẩn cụ thể của Pháp lịnh (pháp lệnh) bầu cử Quốc hội, đó là những người yêu nước, có thành tích chống đế quốc Mỹ và tay sai, tán thành thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Những cuộc tiếp xúc giữa ứng cử viên và cử tri được tổ chức trong khắp các đơn vị bầu cử và khu vực bầu cử. Những cuộc trao đổi ý kiến về tiểu sử ứng cử viên được tổ chức đến tận xóm, ấp, bản, làng, đơn vị chiến đấu và cơ sở sản xuất, “tổ Nhân dân”, “tổ đoàn kết”… Công tác này có tác dụng chẳng những giúp cử tri tìm hiểu ứng cử viên và lựa chọn đại biểu mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân dân đối với công việc của nhà nước. Riêng ở vùng mới giải phóng còn có tác dụng giúp Nhân dân hiểu rõ thêm yêu cầu về phẩm chất, đạo đức của đại biểu Quốc hội trong chế độ ta.
Ngày 25.4.1976 thật sự là ngày hội lớn của toàn dân ta. Hơn 23 triệu cử tri, với tư thế người làm chủ đất nước đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tỷ lệ chung cử tri đi bầu cử là 98,77%. Nhiều đơn vị lực lượng vũ trang đạt 100% quân số đi bầu; một số địa phương đạt trên 99% số cử tri đi bầu cử.
Cả nước đã bầu đủ 492 đại biểu ngay ở vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Ở vùng mới giải phóng miền Nam, nhiều người là công nhân, nông dân lao động bình thường nhưng có thành tích xuất sắc, có uy tín cao đã được bầu vào Quốc hội; nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước được Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam và Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam giới thiệu đã đắc cử.
Với thành phần như vậy, Quốc hội Khóa VI là Quốc hội thống nhất cả nước, là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dựa trên cơ sở liên minh công nông do Đảng lãnh đạo.
Sau thắng lợi to lớn của cuộc tổng tuyển cử ngày 25.4.1976, Quốc hội chung cả nước đã họp phiên đầu tiên từ ngày 24.6 - 3.7.1976. Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đã báo cáo Quốc hội và xác nhận 492 người trúng cử đủ tư cách đại biểu Quốc hội Khóa VI, nhiệm kỳ 1976 - 1981. Tại phiên họp quan trọng và đầy ý nghĩa này, Quốc hội đã bầu, phê chuẩn các chức danh, các cơ quan của bộ máy nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất.
Ông Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Nước. Ông Nguyễn Lương Bằng được bầu làm Phó Chủ tịch Nước. Ông Trường Chinh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có 7 Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và 2 Ủy viên dự khuyết.
Quốc hội cũng bầu: Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách (36 thành viên); Ủy ban Dự án pháp luật (18 thành viên); Ủy ban Dân tộc (27 thành viên); Ủy ban Văn hóa và Giáo dục (28 thành viên); Ủy ban Y tế và Xã hội (22 thành viên); Ủy ban Đối ngoại (12 thành viên); Ủy ban Dự thảo Hiến pháp (36 thành viên), do Chủ tịch Trường Chinh trực tiếp làm Chủ tịch. So với Quốc hội Khóa V thì Khóa VI không có Ủy ban Thống nhất của Quốc hội mà có Ủy ban Dự thảo Hiến pháp để thực hiện việc xây dựng Hiến pháp mới cho nước Việt Nam thống nhất.
Ông Phạm Văn Đồng được bầu làm Thủ tướng Chính phủ. Có 7 Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng. Cơ quan hành pháp được Quốc hội phê chuẩn có 34 Bộ và cơ quan ngang Bộ. Ông Phạm Văn Bạch được bầu làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông Trần Hữu Dực được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Thắng lợi to lớn của tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 là thắng lợi của ý chí sắt đá vững vàng của toàn dân ta quyết tâm khắc phục khó khăn, xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Qua tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cả nước, cùng với Nhân dân miền Bắc, đồng bào miền Nam đã nói lên một cách hùng hồn sự lựa chọn dứt khoát của mình: Vì thống nhất Tổ quốc, thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
VII. KỶ NIỆM 47 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2022)
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Song, chúng không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam, tiếp tục viện trợ, tạo điều kiện cho chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari.
Mỹ ra sức xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn thành một đội quân tay sai “mạnh nhất ở Đông - Nam á”, với số quân trên 1 triệu 10 vạn tên, được tổ chức thành 4 quân đoàn gồm 13 sư đoàn và nhiều lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, với 1.850 máy bay các loại, 1.588 khẩu pháo, 2.074 xe tăng, 1.611 tàu chiến; với hàng triệu tấn vật tư chiến tranh được đưa vào miền Nam trước và sau khi ký Hiệp định Pari. Ngoài ra còn có lực lượng bảo an, dân vệ được trang bị đầy đủ. Chúng liên tiếp đưa ra nhiều kế hoạch chiến tranh với mục tiêu trong 3 năm (từ 1973-1975), chiếm hết tất cả các vùng giải phóng và đặt toàn bộ miền Nam dưới quyền kiểm soát của chúng.
Sau Hiệp định Pari, ở miền Nam Việt Nam đã hình thành hai vùng kiểm soát, hai quân đội, hai chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng đang đứng vững trên các địa bàn chiến lược quan trọng. Uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Hội nghị cấp cao của gần 80 nước Không liên kết họp tại Angiê, tháng 9-1973 đã công nhận Cộng hoà miền Nam Việt Nam là thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết, công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Về phía địch, sau khi rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ đã lún sâu vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Nước Mỹ chìm ngập trong“cuộc khủng hoảng lòng tin”, kinh tế bị suy thoái, nạn lạm phát và nạn thất nghiệp tăng, xã hội bị rối loạn, nội bộ chính quyền và các đảng phái bị chia rẽ sâu sắc. Vụ bê bối Oatơghết lại càng đẩy nước Mỹ vào cảnh bi đát. Níchxơn buộc phải từ chức Tổng thống Mỹ. Viện trợ quân sự của Mỹ cho nguỵ quyền Sài Gòn đã bị cắt giảm dần, từ 1.614 triệu USD năm 1972-1973, phải giảm xuống 1.026 triệu USD năm 1973-1974 và 701 triệu USD năm 1974-1975.
Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu vấp phải những khó khăn chồng chất không thể khắc phục được. Đạn thiếu, hoả lực chi viện giảm gần 60%, máy bay, xe tăng và nhiên liệu thiếu, sức cơ động giảm 50% buộc Thiệu phải kêu gọi quân ngụy chuyển sang tác chiến theo“kiểu con nhà nghèo”. Chiến lược “chiến tranh diện địa” với mục đích “bảo vệ đến mức tối đa an ninh lãnh thổ” làm cho lực lượng của địch dàn ra trên những địa bàn quá rộng. Với thế trận bố trí phân tán như vậy, quân địch không thể chống đỡ nổi sức mạnh tiến công và nổi dậy đều khắp của quân và dân miền Nam trên các chiến trường.
Tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ cách mạng miền Nam sau khi Hiệp định Pari được ký kết. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: Đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao một cách chủ động, linh hoạt, tuỳ theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp ba mặt đấu tranh buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari về Việt Nam, đồng thời chuẩn bị khả năng tiến lên phản công để giành thắng lợi hoàn toàn”.
Nghị quyết nhấn mạnh: bất kể trong tình huống nào con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng là con đường bạo lực, do đó phải nắm vững chiến lược tiến công.
Trong hai năm 1973-1974, quân và dân miền Nam đã đánh bại hầu hết các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, đẩy địch vào thế phòng ngự bị động, phải co về giữ các vùng đô thị và đường giao thông quan trọng.
Cho đến cuối năm 1974, tình hình đã có những chuyển biến căn bản. Những điều kiện cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam đang chín muồi. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân đã lớn mạnh không ngừng về số lượng và chất lượng. Những binh đoàn cơ động gồm nhiều binh chủng hợp thành ra đời, đã tạo nên những quả đấm mạnh và những mũi nhọn sắc trên các địa bàn chiến lược quan trọng.
File đính kèm
Các văn bản cùng thể loại "Công văn"