TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 3 NĂM 2020

Thứ tư - 04/03/2020 22:08
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
 ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
     
    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn lao vào thế hệ trẻ Việt
Nam - những người chủ tương lai của đất nước. Người khẳng định vai trò to lớn của tuổi trẻ trong sự phát triển và trường tồn của dân tộc: "Nước nhà thịnh hay suy yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên".
     Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Hồ Chủ tịch thường xuyên động viên tuổi trẻ phải ra sức rèn luyện tinh thần, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà, đồng thời nhắc nhở Đảng và Chính phủ phải đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong Di chúc, Người căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
     Công tác đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ chính là nhằm mục tiêu xây dựng con người mới XHCN, vì vậy phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của thời đại. Theo Người, cách mạng càng phát triển càng đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, dân trí phải được nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ.
     Muốn thế hệ trẻ của chúng ta trở thành những người kế thừa xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên", thì công tác giáo dục phải tiến hành một cách toàn diện như lời Người đã dạy: "Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hóa, kinh tế, lao động và sản xuất”, Hồ Chủ tịch cho rằng, giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải chú ý đến cả hai yếu tố đạo đức và tài năng, trong đó lấy đạo đức làm gốc. Đức ở đây chính là đạo đức cách mạng, bao gồm những phẩm chất:
     Trung với nước hiếu với dân, tức là tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, hết lòng phục vụ nhân dân.
     Yêu thương con người: thể hiện trong quan hệ hàng ngày với bạn bè đồng chí, là thái độ tôn trọng mọi người, có lòng vị tha trước những thiếu sót, khuyết điểm của người khác.
     Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, có kỷ luật, có năng suất hiệu quả. Kiệm tức là hết kiệm thì giờ, sức lao động, tiền của của dân, của nước. Liêm là trong sạch, không tham địa vị, tiền tài, quang minh chính đại. Chính là ngay thẳng, không nịnh trên nạt dưới, không tự cao tự đại thấy việc thiện thì làm, việc ác thì tránh. Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì không nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nên đi sau.
     Có tinh thần quốc tế trong sáng: đó là tinh thần đoàn kết giữa nhân dân Việt
Nam với bạn bè quốc tế, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa bành trướng bá quyền.
     Tài ở đây nghĩa là có tri thức đầy đủ về các lĩnh vực khoa học, có kỹ năng thực hành, có thể đảm nhiệm được những công việc mà Đảng và nhân dân giao phó. Trong mỗi con người tài và đức phải được đi liền với nhau vì: "Có tài mà không có đức ví như anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì nhưng cũng không có lợi gì cho loài người". Giáo dục toàn diện nhưng phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi phải biết kết hợp giữa lý luận và thực hành, lao động trí óc phải kết hợp với lao động chân tay vì: "Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa".
     Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chăm lo đến việc giáo dục đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, coi đó là vấn đề then chốt trong chiến lược con người. Điều đó thể hiện ở sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến những nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng của tuổi trẻ. Từ đó đề ra những chủ trương chính sách, kế hoạch giáo dục - đào tạo cụ thể, xác thực theo tiêu chí xây dựng con người trong hến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là có kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo và con người trong thời đại kinh tế tri thức là năng lực tri thức và khả năng sáng tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kết hợp với các tổ chức xã hội phát động nhiều phong trào hoạt động sôi nổi trên phạm vi cả nước, tiêu biểu là các phong trào: "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước", "Thanh niên tình nguyện"... Từ những phong trào này, thế hệ trẻ ViệtNam được trưởng thành về mọi mặt: trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Qua đó khơi dậy những tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, tạo cơ hội môi trường để thế hệ trẻ đóng góp sức lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
     Bên cạnh những tiến bộ mà thế hệ trẻ đã đạt được thì mặt trái của cơ chế thị trường trong thời kỳ mở cửa, do những thiếu sót trong công tác tổ chức, quản lý xã hội cũng như trong công tác giáo dục - đào tạo, sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ Đảng viên đã tác động tiêu cực tới thanh, thiếu niên hôm nay. Nhiều thanh niên mất phương hướng chính trị, mất niềm tin vào lý tưởng CSCN, một số sống bàng quan vô trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội, lười lao động, trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, đua đòi lối sống hưởng lạc thực dụng, xa rời những đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, coi thường kỷ cương pháp luật. Điều này đã và đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Nghiêm túc nhìn nhận, chúng ta thấy công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh thiếu niên trong thời gian qua tuy đã có cố gắng song còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những đòi hỏi của tình hình. Để khắc phục những tồn tại trên, các ngành, các cấp Đảng và chính quyến phải quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục. Các đoàn thể, các tổ chức xã hội phải tăng cường phối hợp chặt chẽ trong công tác đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, đồng thời nâng cao trách nhiệm giúp đỡ những thanh thiếu niên lầm đường lạc lối, hướng những đối tượng này vào những hoạt động hữu ích. Đặc biệt vai trò gia đình là hết sức quan trọng, ông bà, cha mẹ, anh chị phải nêu những tấm gương tốt về đạo đức, lối sống cho con em mình, bầu không khí êm ấm, hòa thuận trong gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em. Giáo dục gia đình có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành nhân cách con người. Nhân cách tốt sẽ là nền tảng vững chắc để thế hệ trẻ vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình. Một khi có đầy đủ cả đức lẫn tài tuổi trẻ hoàn toàn có thể gánh vác sứ mệnh lịch sử là người chủ tương lai của nước nhà.
     Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, bền bỉ, nhưng dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta nhất định thực hiện thành công để các thế hệ trẻ cùng: "Giúp sức vào xây dựng một nước nhà tốt đẹp - một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".
                                                                                                 Nguồn: Tạp chí Hà Nội ngàn năm
THEO DÒNG LỊCH SỬ -  NGÀY NÀY NĂM ẤY

     - 03/3/1959: Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng.
     - 03/3/1989: Ngày Biên phòng toàn dân.
     - 08/3/40: Ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40- 43 sau công nguyên).
     - 08/3/1910: Ngày Quốc tế Phụ nữ.
     - 20/3/2013: Ngày Quốc tế Hạnh phúc.
     - 22/3/1993: Ngày nước sạch Thế giới.
     - 24/3/1975: Ngày giải phóng thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam.
     - 26/3/1931: Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
     - 27/3/1946: Ngày Thể thao Việt Nam.
 
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

     Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
     Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
     Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
     - Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
     - Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
     - Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
     - Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
     - Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
     - Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
     - Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
     Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.
     LỊCH SỬ TÊN GỌI CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
     Mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có những hình thức đấu tranh và những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu khác nhau. Với mỗi giai đoạn, tên gọi của Đoàn đã được thay đổi:
      1. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939)
     Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trong nước, tháng 7/1936, Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới.
     Nhiệm vụ của Đảng và nhân dân ta lúc này là tập trung mũi nhọn đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng chủ trương lập Mặt trận Nhân dân Phản đế sau đổi thành mặt trận Thống nhất Dân chủ. Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng như trên đã nêu. Đoàn Thanh niên Dân chủ hoạt động công khai, có cơ quan báo chí riêng, đó là các tờ “Bạn dân”, “Thế giới”, “Mới” phát hành ở cả ba miền đất nước. Đoàn đã xây dựng đội ngũ của mình gồm hàng vạn đoàn viên, đấu tranh kiên cường dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 - 1935).
     Ngoài việc phát hành báo, tổ chức Đoàn còn lập các Hội đọc sách, Hội văn nghệ, Hội thể thao, đặc biệt là hình thành các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Nhiều tác phẩm chính trị, văn học của C.Mác. F.Angghen, V.I.Lênin, Goocki… như: “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, “Tư bản”, “Nhà nước là gì?”, “Người mẹ”… cũng như các cuốn sách do các chiến sĩ cộng sản Việt Nam viết như: “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình, “Mác xít phổ thông” của Hải Triều và Thơ Tố Hữu được đông đảo đoàn viên, thanh niên hân hoan đón đọc.
     Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng, có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ.
     Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt động bí mật.
     2. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương (1939 - 1941)
     Tháng 11/1939, T.Ư Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của CM Đông Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng.
     Theo chủ trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS và TNDC trước đây. Đoàn đã xây dựng được cơ sở ở nông thôn, trong nhà máy và các trường học. Trong tình hình mới, tổ chức Đoàn hoạt động bí mật và được tổ chức chặt chẽ. Những ĐVTN Dân chủ được thử thách, lựa chọn và chuyển thành ĐVTN Phản đế, các hội viên TN trong các tổ chức TN phổ thông được giao những công tác thích hợp để thử thách bồi dưỡng.
     Tháng 9/1940, Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Từ đây Nhân dân Việt Nam một cổ hai tròng, bị hai kẻ thù là phát xít Nhật và thực dân Pháp cùng thống trị. Nhưng Nhân dân Việt Nam và thế hệ thanh niên nước ta thời kỳ này không chịu khuất phục: Tháng 9/1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra; tháng 11/1940, khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ với sự xuất hiện lần đầu tiên lá Cờ đỏ Sao Vàng; tháng 1/1941, nổ ra cuộc binh biến ở đồn Chợ Rạng và đồn Đô Lương.
     Các tổ chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
      3. Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (1941 - 1956)
     Tháng 11/1940, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về: “Vấn đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách cứu quốc cho nên mục đích các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam thanh niên Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”.
     Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta…
     Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc, đại diện của Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
     Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên Cứu quốc - Việt Nam - một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó.
     Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn TNCQ Việt Nam đã đóng góp to lớn, kể cả hy sinh xương máu, cùng dân tộc vùng dậy trong Cách mạng Tháng Tám, lập nên Nhà nước Dân chủ, cộng hòa - Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tháng 2/1950, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được triệu tập tại căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc. Đây là Đại hội đại biểu toàn quốc đầu tiên của Đoàn, gồm trên 400 đại biểu của ba miền đất nước. Sau đó, Đoàn đã vận động đoàn viên, TN đi tiếp chặng đường hơn 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh góp phần xứng đáng làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc (7/1954), bắt tay xây dựng hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam.
      4. Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (1956 - 1970)
     Tháng 7/1954, hòa bình đợc lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trương đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lợng dự trữ và cánh tay của Đảng.
     Quyết nghị có đoạn viết: “Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam. Việc Đoàn TNCQ Việt Nam đổi tên thành Đoàn TNLĐ Việt Nam sẽ làm cho thanh niên thêm phấn khởi, thêm gắn bó với Đảng và do đó càng quyết tâm phấn đấu đến cùng dới ngọn cờ của Đảng”.
     Trong “Quyết nghị về đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam” (Ban Bí th T.Ư - ngày 19/10/1955) đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ, vấn đề tổ chức và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam.
     Về tính chất của Đoàn TNLĐ Việt Nam, Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trường học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dỡng lực lợng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Quyết nghị của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là:
     1. Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể. Nơi nào chưa có đủ điều kiện đổi tên Đoàn thì chưa đổi.
     
2. Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của thanh niên.
     3. Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trớc mắt do Đảng đề ra… Việc xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”.
     Quyết nghị nêu kết luận: “Việc đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam là một việc rất quan trọng có ảnh hởng đến việc xây dựng một phong trào thanh niên lớn mạnh trong toàn quốc, đến việc phát triển cơ sở Đảng trong quần chúng lao động và việc hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Các cấp ủy Đảng cần nắm vững đờng lối vận động thanh niên của Đảng, trực tiếp lãnh đạo thực hiện nghị quyết này”.
     5. Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976)
     Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời. Toàn thể cán bộ, ĐVTN và đội viên thiếu niên, nhi đồng nước ta vĩnh biệt Người với nỗi xót thương vô hạn. Bác Hồ và Đảng đã coi sự trưởng thành của lớp thanh niên nước ta là một trong những thành quả vĩ đại của cách mạng, có quan hệ trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau.
     Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.
     Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam”. BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định:
     - Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh
     - Đội TNTP Việt Nam nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh
     - Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
     Tổ chức Đoàn và tổ chức đội được mang tên Bác là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm nặng nề trước Tổ quốc và nhân dân. Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của TN, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng và Bác Hồ là độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
      6. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1976 đến nay)
     Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
     Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh.
     Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên đảng Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
     Đại hội Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới là: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.
     Được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên nước ta.
                                                                                                           Nguồn: doanthanhnien.vn
SỔ TAY NGHIỆP VỤ

     A. Tuyên  truyền  90  năm  ngày  thành  lập  Đảng  bộ  tỉnh  (28/3/1930 -28/3/2020) và 45 năm ngày giải phóng Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 - 24/3/2020):
     1. Nội dung tuyên truyền:
     - Tuyên truyền quá trình thành lập, chiến đấu, trưởng thành phát triển Đảng bộ tỉnh trong 90 năm qua và những thành tựu đạt được sau 45 năm giải phóng Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam.
     - Tập trung tuyên truyền làm rõ những kết quả và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua các kỳ Đại hội ở các cấp, các tổ chức Đảng nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thực hiện Chỉ thị số 02-CT/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”; trách nhiệm thế hệ trẻ trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XX, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và trong công tác tuyên truyền chuẩn bị phục vụ, tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Tam Kỳ lần thứ XXI, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
     - Tuyên truyền, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; tôn vinh, tri ân các lãnh tụ, lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí cả nước nói chung, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ nói riêng đã chiến đấu, hy sinh anh dũng trong sự nghiệp đấu tranh gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của dân tộc, của Đảng. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch; đồng thời vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam, chia sẽ, gây mất đoàn kết nội bộ làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
      2. Hình thức tuyên truyền:
     Tổ chức sinh hoạt chính trị; tổ chức hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” các hoạt động về nguồn, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, văn hóa - văn nghệ, thể thao; tuyên truyền tham gia thi tìm hiểu về 90 năm Đảng bộ tỉnh...
     3. Một số khẩu hiệu tuyên truyền:
     1. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
     2. Đảng Cộng sản Việt
Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam!
    3. Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng
Nam (28/3/1930 - 28/3/2020)!
     4. Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Tam Kỳ và tỉnh Quảng
Nam (24/3/1975 - 24/3/2020)!
     5. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
     6. Tuổi trẻ chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương Quảng
Nam và thành phố Tam Kỳ ngày càng giàu mạnh!
      7. Tuổi trẻ Tam Kỳ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
     8. Tuổi trẻ Tam Kỳ tình nguyện, sáng tạo vì cộng đồng.
B. Tuyên truyền kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Quảng Nam - Thanh Hóa
(12/3/1960-12/3/2020)

     Cách đây 60 năm, ngày 12/3/1960, tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban thống nhất Trung ương, Hội đồng hương Quảng Nam, cùng hàng vạn đồng bào, chiến sỹ Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lế kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, góp phần động viên, cổ vũ Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh thực hiện thắng lợi đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam thời điểm đó là: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước.
     Ngày 12/3/1960 đã đi vào lịch sử hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng
Nam như một dấu mốc quan trọng, mở đầu cho quan hệ kết nghĩa son sắt giữa hai tỉnh. Sau đó qua các năm, các huyện, thị xã của 02 tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam lần lượt tổ chức lễ kết nghĩa. Việc kết nghĩa giữa hai tỉnh và các huyện, thị, thành phố có ý nghĩa tinh thần, vật chất to lớn động viên, cổ vũ Đảng bộ và nhân dân 02 tỉnh tích cực thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đến ngày toàn thắng.
     Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu của quân và dân Thanh Hóa với tinh thần vì Quảng Nam kết nghĩa diễn ra rộng khắp, tiêu biểu như các phong trào "3 đảm đang", "3 sẵn sàng", "Hòn đá chống Mỹ", "3  giỏi", "Mở đường mà  tiến, đánh địch  mà  đi", chiến dịch "Ðiện Biên Thanh Hóa -Quảng Nam quyết thắng",...  Từ năm 1969, Ðoàn vận tải Lam  Sơn của Thanh Hóa đã đưa 110 thuyền nan vượt biển, vận chuyển hơn 100 nghìn tấn hàng cho chiến trường B-chiến trường Quảng Nam.
     Trong giai đoạn 1965-1975, tỉnh Thanh Hóa đã cử hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho tỉnh Quảng
Nam. Trong đó, Tiểu đoàn đặc công Lam Sơn của Thanh Hóa chi viện cho tỉnh Quảng Nam đã chiến đấu hàng trăm trận lớn, nhỏ trên khắp các địa bàn Hòa Vang, Ðại Lộc, Duy Xuyên, Ðiện Bàn và đã lập nhiều chiến công xuất sắc.
     Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đã có 1.200 cán bộ, chiến sĩ là con em quê hương Thanh Hóa hy sinh trên đất Quảng
Nam. Trong những năm tháng công tác, chiến đấu tại Quảng Nam, những người con xứ Thanh đã được nhân dân Quảng Nam nhường cơm, sẻ áo, bao bọc, chở che và yêu thương như những người con trong gia đình.
     Ngay sau ngày Bắc - Nam sum họp, Thanh Hóa đã cử nhiều đoàn cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo, trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục... hỗ trợ Quảng Nam khôi phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh. Thời kỳ này, Thanh Hóa cũng tăng cường cho Quảng
Nam 1 đại đội Công an vũ trang. Nhiều người trong số đó đã gắn bó, lập nghiệp trên đất Quảng Nam và xem đây là quê hương thứ 2 của mình.
     Cho đến nay, hai tỉnh và các huyện, thị xã kết nghĩa của Thanh Hóa - Quảng Nam vẫn thường xuyên thăm hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội; kịp thời động viên, giúp đỡ nhau mỗi khi gặp thiên tai, bão lũ...; thực hiện tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa”. Những tình cảm, nghĩa cử cao đẹp đã động viên, cổ vũ Đảng bộ, nhân dân hai tỉnh vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
     Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Quảng Nam kết nghĩa, hai tỉnh đã và đang chuẩn bị tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm nhằm lưu giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp, tri ân những hy sinh, mất mát của quân và dân  hai tỉnh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; đồng thời tiếp tục gìn giữ,  phát huy mối quan hệ son sắt nghĩa tình; vững bước tới tương lai.
 
 
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Quy định về mặc áo Đoàn và đeo huy hiệu Đoàn
     1. Quán triệt cán bộ đoàn, đoàn viên ở địa phương, đơn vị về việc mặc trang phục áo Thanh niên Việt Nam và đeo huy hiệu Đoàn tại các buổi lễ, hội nghị của Đảng, Nhà nước và của Đoàn; các hoạt động của tổ chức Đoàn (các buổi sinh hoạt, hoạt động tình nguyện, lễ kết nạp đoàn  viên,…); ngoài ra, đối với đồng chí Bí thư và Phó Bí thư Đoàn xã, phường mặc áo Thanh niên Việt Nam vào thứ hai hàng tuần, đeo huy hiệu Đoàn trong suốt tháng Thanh niên.
     2. Nghiêm cấm mọi trường hợp cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên mặc trang phục áo Thanh niên Việt Nam dung rượu bia trong các buổi tiệc, liên hoan, sinh nhật (kể cả trong và ngoài giờ hành chính); ngoại trừ trường hợp buổi tiệc,  liên hoan mang tính chất ngoại giao, công việc và có ý kiến chỉ đạo của Đoàn cấp trên. Đặc biệt khi đã uống rượu, bia thì không được tham dự các buổi họp, hội nghị, các hoạt động và không tham gia điều khiển các phương tiện giao thông.
     3. Nghiêm cấm cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên sử dụng áo Thanh niên Việt
Nam không đúng mục đích, quy cách gây mất hình ảnh của người cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên.

Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ra đời – mốc son sáng ngời trong lịch sử
đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Quảng
Nam

     Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chỉ gần hai tháng sau, vào ngày 28-3-1930, tại địa điểm Cây Thông Một (nay thuộc KP. Tân Thanh, phường Tân An, TP. Hội An), Đảng bộ Quảng Nam được thành lập. Đây là sự kiện đánh dấu một mốc son sáng ngời trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Quảng Nam, cùng cả nước giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
     Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta liên tục nổ ra nhưng đều bị thất bại. Trước tình hình đó, năm 1911 Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Bản  luận cương đã giúp Người khẳng định: chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ. Từ đó, Người tổ chức một nhóm cách mạng đầu tiên gồm 9 người và kết nạp 5 đảng viên cộng sản dự bị làm đầu mối liên lạc cần thiết để chỉ đạo phong trào trong nước. Tháng 6-1925, Người lập ra Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên, mở các lớp huấn luyện, in tác phẩm Đường Kách mệnh để truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến đến thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
     Ở Quảng
Nam những năm đầu thế kỷ XX, các phong trào Đông Du, Duy Tân diễn ra sôi nổi nhưng đều bị thất bại. Mặc dù vậy, tinh thần đấu tranh, ý chí cách mạng của nhân dân Quảng Nam vẫn không hề giảm sút, chờ có cơ hội là bùng lên mạnh mẽ. Đó là cơ sở để nhân dân Quảng Nam nhanh chóng tiếp thu con đường cứu nước theo ý thức hệ vô sản.
     Vào  những  năm  1925  -  1927,  nhiều  sách  báo  tiến  bộ  được  tuyền  bá  vào Quảng
Nam  -  Đà Nẵng, đặc biệt là tác phẩm Đường Kách mệnh được nhiều thanh niên, học sinh yêu nước đón đọc. Tuổi trẻ Xứ Quảng tìm thấy được một nguồn sức mạnh mới và nhanh chóng đi theo Đường Kách mệnh. Nhiều tổ chức yêu nước ở Quảng Nam - Đà Nẵng ra đời, như Hội trí thức thể thao ở Tam Kỳ (cuối năm 1925), Hội ái hữu lái xe miền trung được thành lập tại Đà Nẵng đầu năm 1926. Tháng 9-1927, chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Đà Nẵng được thành lập do Đỗ Quang làm Bí thư. Cũng thời gian này, ở Đà Nẵng còn có một tổ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Tường phát triển vào số cốt cán của Hội ái hữu lái xe miền Trung. Tại Hội An, tháng 10-1927, Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An được thành lập do đồng chí Phan Thêm (Cao Hồng Lãnh) làm Bí thư.
     Từ 3 chi bộ trên, đầu năm 1928, một cuộc hội nghị được tổ chức ở gần Giếng Bộng (Đà Nẵng), hội nghị đã chính thức bầu ra Ban chấp hành Tỉnh bộ Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên Quảng Nam gồm có Đỗ Quang, Phan Thêm, Nguyễn Tường, Nguyễn Thái, Phan Long,  Thái Thị Bôi, Lê Văn Hiến do Đỗ Quang làm Bí thư. Đến tháng 3-1929, Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương tách chi bộ Đà Nẵng ra khỏi Tỉnh bộ Quảng Nam.
     Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên nhanh chóng trở thành một tổ chức chính trị có ảnh hưởng lớn trong tỉnh. Tôn chỉ của Hội: “Trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới” được giải thích rõ mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng trong và ngoài nước. Hội ra sức phát triển các tổ chức quần chúng như hội ái hữu, hội nữ công, tổ chức dạy nghề. Hội đã vận động một số cuộc đấu tranh chính trị.
     Trong lúc hoạt động có chiều hướng phát triển thì đầu tháng 6-1929, Tỉnh bộ nhận được tin có sự phân liệt ở Đại hội Tổng bộ Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên. Sau đó, lần lượt của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, đó là Đông Dương Cộng sản  đảng (6-1929), An Nam Cộng sản đảng (9-1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (01-1930). Trong xu thế đó, ở Quảng Nam tháng 9-1929, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản đảng Quảng Nam được thành lập do đồng chí Phan Văn Định làm Bí thư.
     Sự ra đời của các tổ chức đảng phản ảnh xu thế tất yếu của cách mạng Việt
Nam, tạo nên một bước phát triển nhảy vọt về chất, kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành một làn sóng dân tộc và dân chủ mạnh mẽ trong cả nước. Nhưng sự xuất hiện 3 đảng cộng sản trong một nước đã phát sinh mâu thuẫn với sự phát triển phong trào cách mạng ngày càng cao, đang đòi hỏi có sự lãnh đạo thống nhất. Điều kiện cần thiết lúc này là có một tổ chức cộng sản cấp cao hơn, đủ uy tín đứng ra giải quyết tình trạng phân tán về lãnh đạo cách mạng. Tổ chức ấy là Quốc tế cộng sản. Người lãnh tụ có uy tín và tài năng được Quốc tế cộng sản giao phó hợp nhất ba đảng là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
     Ngày 3-2-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam đã họp tại Cửu Long (Trung Quốc). Hội nghị đã thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức đảng nói trên.
     Ở Quảng
Nam, sau khi nghe phái viên của Đảng Cộng sản Việt Nam báo tin thắng lợi của Hội nghị Cửu Long, phổ biến Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, Tỉnh bộ lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng Quảng Nam nhất trí thực hiện chủ trương hợp nhất của Trung ương Đảng. Ngày 28-3-1930, tại địa điểm Cây Thông Một, xã Cẩm Hà  (nay là khối phố Tân Thanh, phường Tân An, thành phố Hội An), Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam ra Thông cáo về việc thành lập Đảng bộ và công bố từ nay chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đường cho công, nông, binh, nhân dân lao động bị áp bức đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong thông cáo thành lập Đảng bộ nêu rõ: “Phong trào cộng sản tỉnh Quảng Nam ta cùng xu hướng chung với cả nước, nó phát triển trên cơ sở tranh đấu của vô sản dân cày và những người bị áp bức trong tỉnh”. Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm có các đồng chí: Phan Văn Định, Phạm Thâm, Nguyễn Thái; do đồng chí Phan Văn Định làm Bí thư, Phạm Thâm làm Phó Bí thư. 
     Ngày 28-3-1930, Đảng bộ Quảng
Nam được thành lập. Đây là sự kiện đánh dấu một mốc son sáng ngời trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Quảng Nam dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trải qua 89 năm xây dựng và  trưởng thành, Đảng bộ Quảng Nam không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng; đã lãnh đạo quân và nhân dân tỉnh nhà giành được những thắng lợi hết sức vẻ vang. Đảng bộ đã lãnh đạo quân và nhân dân trong tỉnh cùng cả nước lần lượt đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn quê hương vào ngày 24-3-1975, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
     Sau 45 năm ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng (1975-2020), đặc biệt sau hơn 23 năm tái lập tỉnh (1997-2020), Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã lãnh  đạo quân và nhân dân tỉnh nhà đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng trên các lĩnh vực. Từ một tỉnh nằm trong nhóm nghèo nhất nước, đến nay Quảng Nam đã  trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung và trong nhóm các tỉnh, thành phố có đóng góp ngân sách cho Trung ương; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể,... Đó là kết quả rất đáng tự hào.
     Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đó không chỉ là sự quan tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng, vun trồng cái gốc, để sự nghiệp của cha anh luôn được phát triển, mà còn là tầm nhìn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với hiện tại và tương lai bền vững của nước nhà. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành nhiều công sức và tình cảm cho việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ mai sau, để kế tục sự nghiệp cách mạng.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin lớn vào thế hệ thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng nước nhà. Người nêu rõ: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Cũng theo Người: “Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”.
     Trước lúc đi xa, Người căn dặn Đảng ta: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục, đạo đức cách mạng cho họ và đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội.
     Đặc biệt, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên phải xung phong trong mọi công tác, đi trước, làm trước, phải có tinh thần sẵn sàng dấn thân “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”; “phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh, khỏe mạnh thì mới đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”, phải đoàn kết chặt chẽ, kiên trì phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thi đua học tập và lao động sản xuất… để góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như chỉ dẫn của Người tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn năm 1956.
     Thấm nhuần và thực hiện những chỉ dẫn của Người, lớp lớp thế hệ trẻ Việt
Nam đã nỗ lực học tập, lao động, phấn đấu xứng đáng với niềm tin  yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Người.
     Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng
Nam là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, anh dũng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà; đồng thời, động viên Đảng bộ, quân và dân ra sức phát huy thành quả cách mạng, giữ gìn những giá trị thiêng liêng đó, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, mãi mãi thủy chung, son sắt, một lòng đi theo Đảng, theo cách mạng và Bác Hồ, luôn phát huy nội lực, phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, quyết tâm xây dựng Quảng Nam phát triển toàn diện.


















 

Tác giả bài viết: Văn phòng Thành đoàn tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu chung

Thông tin cán bộ thường trực

1. Đ/c Nguyễn Thị Ly:  Bí thư - Chủ tịch Hội LHTNVN thành phố - Điện thoại: 0905 789 725 2. Đ/c Lương Thị Nhẫn - Phó Bí thư Thành đoàn - Điện thoại: 0389937329 3. Đ/c Trương Đức Long: Ủy viên Ban thường vụ  - Điện thoại: 0362 385 447 4. Đ/c Nguyễn Thị Thúy: Ủy viên Ban thường...

ytst
Văn bản pháp quy

02

Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn tháng 02.2023

Thời gian đăng: 01/02/2023

lượt xem: 424 | lượt tải:159

01

Tài liệu Sinh hoạt Chi đoàn tháng 01.2023

Thời gian đăng: 01/02/2023

lượt xem: 429 | lượt tải:143

Tài liệu

Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 10 Năm 2022

Thời gian đăng: 05/10/2022

lượt xem: 658 | lượt tải:164

Tài liệu

Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 9 Năm 2022

Thời gian đăng: 04/10/2022

lượt xem: 576 | lượt tải:167

Tài Liệu

Tài Liệu Sinh Hoạt Chi Đoàn Tháng 8 Năm 2022

Thời gian đăng: 04/10/2022

lượt xem: 480 | lượt tải:166
Di chúc Bác
Học tập
học nghề
viec lam
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại140,897
  • Tổng lượt truy cập4,608,370
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây