Tuổi trẻ Tam Kỳ giữ gìn các giá trị văn hóa địa phương
Thứ hai - 16/05/2022 06:06
Văn hóa địa phương là nền tảng cho sự phát triển văn hóa đất nước. Văn hóa địa phương là bản sắc văn hóa của vùng miền, được bồi đắp qua bao năm tháng, là giá trị trường tồn theo thời gian, theo chiều dài lịch sử của đất nước.
Bảo vệ giá trị văn hóa địa phương, là bảo vệ nét đặc trưng, bảo vệ bản sắc của vùng miền, giữ lại những nét đẹp truyền thống của tiếng nói, tính cách, con người, của thiên nhiên, di tích, địa danh…tất cả tạo nên những giá trị văn hóa làng, xã, thị thành… Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy là nhiệm vụ của từng người, từng nhà, từng làng, xã và của cộng đồng.
Để nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa địa phương, góp phần xây dựng địa phương phát triển bền vững, nâng cao chất lượng "nông thôn mới" tại các thôn, xã. BTV Thành đoàn Tam Kỳ chủ động xây dựng các kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ vào các dịp lế hội, tết, ngày kỷ niệm của quê hương, đất nước.
Các hoạt động tuyên truyền trực tiếp mang lại hiệu quả cao, như buổi tuyên truyền "Gìn giữ các giá trị văn hóa địa phương" và tuyên truyền "Bảo vệ hệ sinh thái Sông Đầm" tại xã Tam Thăng vào ngày 15/5/2022. Qua buổi tuyên truyền, trao đổi trực tiếp giữa báo cáo viên và người dân, đã giúp người dân hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với việ gìn giữ các giá trị văn hóa, hòa nhập với sự phát triển của thời đại nhưng không hòa tan về nền tảng văn hóa địa phương. Cũng như việc tuyên truyền bảo vệ hệ sinh thái Sông Đầm đã mang lại ý nghĩa cho địa phương Tam Thăng nói riêng, cho thành phố Tam Kỳ nói chung, đặc biệt phù hợp với tiêu chí phát triển du lịch xanh, thân thiệm với môi trường của thành phố Tam Kỳ.
Bên cạnh đó, BTV Thành đoàn cũng đã triển khai và chỉ đạo Đoàn cơ sở trực thuộc, đặc biệt đối với các xã, cùng chung sức với Chính quyền và nhân dân địa phương phát huy những làng nghề truyên thống, góp phần gìn văn hóa địa phương và đồng thời phát triển kinh tế trong thời đại mới.
Các làng nghề truyền thống như làng nghề Chiếu Cói Tam Thăng, làng nghề nước mắm Tam Thanh, làng nghề đóng tàu Tam Phú được phát triển...dần đưa các sản phẩm ra thị trường, đến gần người tiêu thụ hơn....
Ngoài ra, giới thiệu các di tích, địa chỉ đỏ tại địa phương luôn được ĐVTN quan tâm, quảng bá giá trị văn hóa địa phương, từ đó thu hút khách du lịch tham quan, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Tất cả những hoạt động trên đã góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa, phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là ở các xã, để xây dựng các thôn, xã nông thôn mới phát triển bền vững về mọi mặt./.
1. Đ/c Nguyễn Thị Ly: Bí thư - Chủ tịch Hội LHTNVN thành phố
- Điện thoại: 0905 789 725
2. Đ/c Lương Thị Nhẫn - Phó Bí thư Thành đoàn
- Điện thoại: 0389937329
3. Đ/c Trương Đức Long: Ủy viên Ban thường vụ
- Điện thoại: 0362 385 447
4. Đ/c Nguyễn Thị Thúy: Ủy viên Ban thường...