Có thể thấy, đối với người khiếm khuyết, để hiện thực ý tưởng nêu trên là điều không dễ dàng. Bởi các công đoạn làm hương, từ khâu trộn bột, se bột, phơi hương cho đến đóng gói sản phẩm đều đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ.
“Người bình thường chỉ cần nhìn qua có thể làm được, nhưng với nhiều trường hợp ở đây, phải kiên trì hướng dẫn từng ly từng tí mới có được một ít kết quả” - anh Nguyễn Văn Quang, người hướng dẫn các em ở trung tâm bộc bạch.
Anh Hoàng Thanh Thu, sau khi được nhận chăm sóc tại trung tâm và được dạy nghề làm hương, đến nay đã thành thạo công việc. Hiện anh Thu đầu tư máy móc, nguyên liệu về nhà tự sản xuất hương phục vụ thị trường. Anh Thu cho biết, có được kết quả này nhờ vào sự giúp đỡ của các cán bộ trung tâm và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân.
Ông Võ Văn Ái - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin và trẻ em khuyết tật Quảng Nam cho biết, việc dạy nghề làm hương hoàn toàn không nhằm mục đích là kiếm đủ tiền để nuôi chính bản thân các em, hay thu về lợi nhuận để nuôi trung tâm mà quan trọng là giúp các em có một việc làm, hoạt động lao động để rèn luyện sức khỏe, hòa nhập với cộng đồng.
Sau gần 7 năm triển khai, nghề làm hương đã mang đến niềm vui cho những trường hợp kém may mắn tại trung tâm. Với mức giá dao động từ 5 - 10 nghìn đồng/bó, nhiều người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm hương của trung tâm, góp phần thiết thực chia sẻ với nạn nhân chất độc da cam và trẻ em khuyết tật.
Tác giả bài viết: Nguồn: KHÁNH HUYỀN - HƯƠNG LY (Báo Quảng Nam)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Sơ lược về Thành Đoàn Tam Kỳ - Tên đơn vị: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. - Địa điểm trụ sở chính: số 99 Hùng Vương - thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. * Chức năng, nhiệm vụ: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Tam Kỳ là thành viên của hệ thống...